HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN: TOÀN VĂN NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

10:52 PM |

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN: TOÀN VĂN NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP



HI ĐNG GIÁM MC VIỆT NAM - NHN ĐNH VÀ GÓP Ý 
SA ĐI HIN PHÁP 1992

WHĐ (01.03.2013) – Sáng nay, 01-03-2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. 

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN:

Bấm vào đây để đọc rõ hơn: http://hdgmvietnam.org/thu-cua-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-nhan-dinh-va-gop-y-sua-doi-hien-phap/4750.116.3.aspx

 

Đây là bản text, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh đăng lại để tiện trích lục văn bản:

Hội đồng Giám mục Việt Nam
40 Phố Nhà Chung - Hà Nội 

CÁC GIÁM MỤC CÔNG GIÁO VIỆT NAM 
NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý
DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992
(SỬA ĐỔI NĂM 2013)


Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã công bố bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2.1.2013 đến ngày 31.3.2013. Chúng tôi tán thành việc làm này, vì Hiến pháp của một quốc gia trước hết và trên hết phải là của chính người dân, do ý thức trách nhiệm của người dân và để phục vụ mọi người dân, không loại trừ ai. Ý thức trách nhiệm công dân, nhân danh Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ban Thường vụ kính gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nhân dân cả nước một số nhận định và góp ý.

I. Quyền con người 

Bản Dự thảo đã dành cả chương II (điều 15-52) để nói về quyền con người. Quyền con người đã được chính thức nhìn nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (10.12.1948), và Việt Nam cũng đã ký kết. Bản Dự thảo đã liệt kê khá đầy đủ những quyền căn bản của con người. Vấn đề là làm thế nào để những quyền ấy được hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo pháp luật trong thực tế? 

Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá con người, do đó là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng. Phổ quát vì tất cả mọi người, thuộc mọi thời và mọi nơi, đều được hưởng những quyền đó. Bất khả xâm phạm vì xâm phạm là tước đoạt phẩm giá làm người. Bất khả nhượng vì không ai được phép tước đoạt những quyền đó của người khác. 

Quyền bính chính trị được nhân dân trao cho nhà cầm quyền là để tạo điều kiện pháp lý và môi trường thuận lợi cho việc thực thi quyền con người, chứ không phải để ban phát cách tùy tiện. Do đó, để quyền con người thật sự được “Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật” (điều 15), chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ một số điều. 

Dự thảo khẳng định quyền tự do ngôn luận (điều 26), quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật (điều 43), quyền tự do tín nguỡng, tôn giáo (điều 25). Tuy nhiên, ngay từ đầu, Dự thảo lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” (điều 4). Như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tư do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi? Tương tự như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần? Phải chăng những quyền này chỉ là những ân huệ được ban cho nhân dân tùy lúc tùy nơi, chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, và bất khã nhượng? Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân.

Trong thực tế, sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Ðây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật. Nếu cần một nền tảng, chúng tôi thiết nghĩ đó phải là truyền thống văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, chứ không phải một hệ ý thức nào khác. Truyền thống văn hóa ấy đã được hình thành trãi qua nhiều thế kỷ, giúp dân tộc Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước, kiến tạo lối sống đầy tính nhân văn. Nền văn hóa đó chính là nền tảng cho đời sống xã hội của dân tộc Việt Nam, những tư tưởng mới có thể và cần được đón nhận để bổ túc cho phong phú, nhưng không thể thay thế. Có như vậy mới mong giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc giữa những thay đổi mau chóng của thời đại toàn cầu hóa ngày nay.

Do đó, chúng tôi đề nghị: 

l. Hiến pháp cần xác định rõ: mọi người đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền. Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá làm người, và vì thế, là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng. 

2 . Lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam. 

3. Nêu rõ nội dung quyền được sống (đối chiếu với điều 21 Dự thảo): mọi người đều có quyền sống. Không ai được phép tước đoạt sự sống của người khác, từ khi thành thai đến khi chết. Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ sự sống con người. Mọi người đều có quyền bảo vệ sự sống của mình, miễn là không làm tổn hại đến sự sống của người khác. 

4. Nêu rõ quyền tự do ngôn luận (đối chiếu điều 26 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình. 

5. Nêu rõ quyền tự do tôn giáo (đối chiếu điều 25 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền này bao hàm việc tự do theo hay không theo một tôn giáo nào, tự do thực hành các nghi lễ tôn giáo, cá nhân hoặc tập thể. Không tôn giáo nào hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam. Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo như: đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, chia tách sát nhập... Các tổ chức tôn giáo có quyền tự do hoạt động xã hội cộng đồng như giáo dục, y tế...

II. Quyền làm chủ của nhân dân 

Quyền bính chính trị cần thiết để điều hành xã hội, nhưng chủ thể của quyền bính chính trị phải là chính nhân dân xét như một toàn thể trong đất nước. Nhân dân trao việc thi hành quyền bính ấy cho những người có năng lực và tâm huyết mà họ bầu làm đại diện cho họ, bất kể người đó thuộc đảng phái chính trị hoặc không thuộc đảng phái nào. Chỉ khi đó mới có Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” (Lời nói đầu). Vì thế việc tự do ứng cử của mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Ðồng thời việc bỏ phiếu công khai, khách quan và công bằng, là đòi hỏi cần thiết để người dân có được những đại diện mà họ tín nhiệm. Chính nhân dân có quyền đánh giá năng lực của những đại diện họ đã bầu, và khi cần, họ có quyền thay thế những đại diện đó. 

Do đó, chúng tôi đề nghị: 

l. Hiến pháp cần phải làm nổi bật quyền làm chủ của nhân dân, không chỉ bằng một mệnh đề lý thuyết nhưng cần được thể hiện trong những điều khoản cụ thể của Hiến pháp, và có thể thi hành trong thực tế. Bản Dự thảo khẳng định: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Ðiều 2). Nhưng trong thực tế, công nhân, nông dân và trí thức là những thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Thực tế đó cho thấy khẳng định về quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết. 

2. Ðể tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phải chính trị nào (X. điều 4), vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền bính đó cho những người họ tín nhiệm qua việc bầu chọn. Những cá nhân được bầu phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc họ làm, chứ không thể là một tập thể mơ hồ rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm cả. 

3. Hiến pháp hiện hành chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ không công nhận quyền sở hữu đất của công dân. Ðiều này đã gây ra nhiều lạm dụng và bất công nghiêm trọng. Vì thế, Hiến pháp mới cần công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân như tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới. 

4. Hiến pháp phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp, của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo... 

III. Thi hành quyền bính chính trị 

Quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ðể những quyền bính này được thi hành cách đúng đắn và hiệu quả, cần có sự độc lập chính đáng của mổi bên và vì công ích của toàn xã hội. Trong thực tế của Việt Nam nhiều năm qua, đã không có được sự độc lập này, dẫn đến tình trạng lạm quyền và lộng quyền, gây ra nhiều bất công, suy thoái về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, đạo đức. Cuối cùng, người dân nghèo phải gánh chịu mọi hậu quả và Việt Nam, cho đến nay vẫn bị xem là một nước kém phát triển. 

Nguyên nhân sâu xa là không có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền. Điều này thể hiện ngay trong nội dung của Hiến pháp 1992, và Dự thảo vẫn tiếp tục đường lối như thế. 

Một đàng, điều 74 khẳng định Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”; đàng khác, điều 4 lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. 

Vậy, ai lãnh đạo ai? Phải chăng Quốc hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi bầu các đại biểu Quốc hội có ý nghĩa gì? Một sự chọn lựa thật sự tự do hay chỉ là thứ dân chủ hình thức? 

Bản Dự thảo cũng dành nhiều chương dài để nói về Quốc Hội (điều 74-90), về Chủ tịch nước (điều 91-98), về Chính phủ và Thủ tướng (điều 99-106). Không có chương nào và điều nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền. Ðang khi đó, thực tế là Tổng bí thư nắm quyền hành cao nhất vì cũng theo Dự thảo, đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (điều 4)! Như thế phải chăng đảng ở trên luật pháp và ngoài luật pháp, chứ không lệ thuộc luật pháp? Nếu đảng cầm quyền đã lãnh đạo cả Nhà nước và xã hội, thì còn cần gì Quốc hội, cần gì đến Tòa án! 

Những phân tích trên cho thấy sự mâu thuẫn và tính bất hợp lý ngay trong nội dung Hiến pháp. Sự bất hợp lý này dẫn đến tình trạng bất hợp lý trong thực tế cuộc sống, là nguồn gốc của những bất công, dẫn đến bất ổn xã hội, kìm hãm sự phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước. 

Do đó, chúng tôi đề nghị: 

l. Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phải chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào. 

2. Xác định tính độc lập của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; cung cấp nền tảng pháp lý cho việc thi hành những quyền này cách độc lập và hiệu quả. 

3. Luật hóa sự kiểm soát của nhân dân đối với việc thi hành pháp luật bằng những quy định cụ thể. 

Kết luận 

Những nhận định và góp ý của chúng tôi chỉ nhằm mục đích góp phần xây dựng Hiến pháp cho hợp lý và hợp lòng dân. Chúng tôi ước mong mọi người dân Việt Nam tích cực góp phần vào việc điều chỉnh Hiến pháp, phục vụ sự phát triển toàn diện và bền vững của dân tộc Việt Nam. 

Tòa Tổng Giám mục Hà Nội ngày 01 năm 03 năm 2013
 
TM. Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam
Tổng thư ký
(đã ký)

Cosma Hoàng Văn Ðạt
Giám mục Bắc Ninh

Chủ tịch
(đã ký)

Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Tổng Giám mục Hà Nội
Read more…

Tiếng Việt ngày nay

10:25 PM |
Tiếng Việt ngày nay
 Văn Lang
Ngi nói chuyn vnhau, my anh bn ca tôi bo sao trong tiếng Vit bây gi có nhiu cái l lùng, không hiu đưc.  Nhiu ch thì nhp vô nguyên văn ca tiếng Tàu dù trưc đây Vit Nam đã có sn:  nào là “tiu phu”, “đi tu”, “h khu”; nào là “đi gia”, “nhp khu”, vv...   Tiêu biu hơn c là my ch “h quyết tâm”.  “Cương quyết” thì không nói, mà đng vào cái gì cũng “h quyết tâm”.  Ri còn có nn ghép ch mt cách cu th, rt dao to búa ln như “gii phóng mt bng” , “khng chếtc đ”,  “x lý ht ging”, “lý gii vn đ”, “phn đu ci thin cht lưng ba ăn”...  Đó là chưa k nhng hiu sai haydùng sai, như “thp niên” thì viết là “thp k”, hoc dùng ch “k n” đ ch mt ph n có tài (k năng) trong khi xưa nay qung đi qun chúng đã biết thế nào là mt k n:
Li k n đã v vì nưc mt
Cu
c yêu đương
 gay gt v làng chơi  [Xuân Diu]
Dĩ nhiên sau mt lúc b ng thì mi ngưi cũng hiu đưc nhng t ng đó bây gi đang có nghĩa như thế nào.  Khong 5-7 năm tr li đây trong hu hết báo chí trong c  nưc li hay viết tt v thì gi mt cách khá l lùng;  ví d “ba gi rưi” thì viết là “3h30” mà không viết là “3g30”.
Ban đu, tôi c ng là h viếtheo tiếng Pháp (dùng ch heure), nhưng nghĩ li, tiếng Pháp đã đon tuyt vi sinh hot hng ngày ca Vit Nam t lâu lm ri, làm sao có th có “tàn dư đế quc” nm li lâu đi đến thế?  Phi lâu lm tôi mi đoán đưc đây có l là do các v làm vic truyn thông và văn hoá lưi biếng, thy ngưi nào đó dùng trưc nên nhm mt đi theo mà không suy nghĩ gì.  Cũng có th đoán đưc là trong tiếng Anh “ba tiếng rưi đng h” thì viết ngn là “3h30” -- và có ngưi Vit nào đó đã hiu ch h (hour) là “gi .  Ngưi đó không phân bit đưc “ba gi” (ví d “ba gi chiu”) và “ba tiếng đng h” khác nhau ra sao (hoc có hiu mà lưi!) cho nên “ba gi rưi” thì viết là “3h30” (cho nó “sang”?).
Ti đây thì mt anh bn góp ý:
Đng ý là my ông nói đúng, nhưng cũng nên nghĩ thế này.  T 1950 cho đến ít nht là khong 1965-1970, Vit Nam (Hà Ni) là đp tư tưng “vô sn” kiu Mao Trch Đông; nghĩa là anh phi có gc gác bn c nông 3-4 đi, như thếmi “tt” và “ct cán” đ đưc tin cy, hay trng dng.  My ngưi này tuy đưc làm xếp tuy trong bng ch nghĩa không có bao nhiêu.   My ông có đi làm lâu năm thì biết, có thng nào ngu đến đ công khai “sa lưng” xếp ca mình hay chê xếp là ngu hơn mình, là kém văn hoá?  Thành ra dù có thy nga tai gai mt đi na cũng đành mũ ni che tai, “cthế mà làm” cho nó bình yên, nuôi con ăn hc …
C đám gt gù, nhìn nhau ...  Rt lâu sau đó, mt anh bn khác phá tan s im lng:
Văn hoá là mt cái gì phn ánh cuc sng con ngưi.  Bên trong ca anh ra sao thì bên ngoài nó hin ra như thế!  Cxem giao thông  Sài Gòn hay Hà Ni thì biết; thành ph quá đông đúc là mt chuyn, nhưng cái chính là gì, có phi là  thái đ (và trình đ) ca con ngưi khi lưu thông không?
Trong cái thi thế ca bây gi thì văn hoá cũng đành “thế thi phi thế” mà thôi. Nếu cuc sng không đưc tt hơn thì nhng cái lung tung, cu th ... như đã nói có th còn nhiu hơn và t hơn là đng khác.
Văn hoá, nó sinh sau đ mun, nghĩa là đến sau khi cuc sng và cách sng đã đưc xác đnh.  Nó như mt cô con gái rt nh sinh sau trong mt gia đình ln.  Gia đình bt nó ra sao thì nó đành phi thế, ngây thơ bé bng, ngay khi 14-15 tui có bt đi qua giang h bên Cam Pu Chia đi na thì nó nào biết làm sao?  Làm sao nó biết t than th như kiu:
Xưa sao phong gm r là,
Gi
 sao tan tác như hoa gia đưng
 ... ?

Văn Lang (10-04-2013)

Read more…

ĐÀO TIẾN THI: SUY NGHĨ VỀ VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC HÔM NAY ....

10:20 PM |

ĐÀO TIẾN THI: SUY NGHĨ VỀ VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC HÔM NAY ....



SUY NGHĨ VỀ VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC HÔM NAY
TỪ LỚP VĂN THÂN, SỸ PHU NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX

Đào Tiến Thi

Hai vai tơ tóc bền trời đất
Một gánh cương thường nặng núi sông
(Phan Văn Trị)
Sau hôm Nguyễn Chí Đức bị đánh (do đi dự phiên toà “công khai” xử Đoàn Văn Vươn), tôi gọi điện hỏi thăm. Dù đang bị đau cả thể xác lẫn tinh thần nhưng Chí Đức chỉ nói qua về mình, còn chủ yếu anh đề cập các vấn đề của đất nước với một nỗi lo lắng khôn nguôi. Cuối cuộc nói chuyện, Chí Đức buồn bã bảo tôi: “Em sợ rằng trong khoảng 5 năm nữa, lớp các bác nhân sỹ, trí thức lớn hôm nay sẽ vãn đi hoặc là đã quá già mà không có lớp kế tục. Nếu chỉ có những người như bọn em thì dầu có hăng hái cũng chẳng mấy tác dụng”.
Nỗi lo của Chí Đức cũng là nỗi lo của tôi. Thực ra thì đội ngũ trí thức có tinh thần phản biện, đóng góp vào công cuộc tiến bộ xã hội và bảo vệ đất nước vẫn không ngừng tăng lên, nhưng những người có uy lực thì vẫn là số ít. Ấy là những bậc trí thức vốn trước đó có một vị thế nhất định ở “lề phải”. Khi tham gia “lề trái – lề dân”, họ có sức mạnh riêng, nhưng họ lại phải hai lần dũng cảm để bước qua: trước khi chấp nhận những phiền toái, tai ương đến với mình, họ phải chấp nhận từ bỏ hầu hết những bổng lộc đã có.
Cho nên ngoài số vẫn đang trong cơn mê dài (mê danh, mê lợi, mê quyền lực, mê bổng lộc bề trên) đáng khinh bỉ, thì thật cũng khó mà trách những người biết cả nhưng lẩn tránh trách nhiệm xã hội, rút vào “tháp ngà khoa học” hoặc phiêu du tháng ngày.
Cũng từ vấn đề Chí Đức đặt ra, tôi bất giác nghĩ đến tình huống nếu bây giờ Trung Cộng tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thì liệu dân tộc này đã chắc gì làm được một cuộc kháng chiến như triều Nguyễn nửa cuối thế kỷ XIX? Cuộc kháng chiến ấy, theo hình dung của nhà thơ Bế Kiến Quốc:
Thuở ấy non sông lâm trận giặc
Pháo mã bâng khuâng lạc thế cờ
Vua thì nhu nhược, triều đình nát
Lòng ai trung nghĩa hoá bơ vơ.
Thực tế thuở ấy, tuy rằng vua (Tự Đức) nhu nhược, tuy rằng kháng chiến một cách cầm chừng nhưng vẫn còn là kháng chiến. Đặc biệt thuở ấy có tầng lớp văn thân, sỹ phu là linh hồn của cuộc chiến tranh giữ nước, dù có thể không trực tiếp tham gia đánh giặc.
Đốc học Nam Định Phạm Văn Nghị (1805 – 1880) vốn sức yếu nhưng nghe tin Pháp đánh Đà Nẵng (1858), đã tự chiêu mộ trong đám học trò và thanh nhiên yêu nước được một đội quân 300 người xin vua đi chiến đấu. Vào đến Huế thì quân Pháp đã rút khỏi Đà Nẵng, vào đóng quân ở Gia Định; ông lại xin vào Gia Định nhưng Tự Đức bắt ông trở về (vì triều đình đang muốn “hoà” với giặc Pháp).
Trương Định (1820 – 1864) vốn chỉ là một quản cơ đồn điền – một chức nhỏ trong quân đội làm nhiệm vụ chiêu mộ dân nghèo đi khai hoang, gặp lúc đất nước có giặc đã tự chiêu mộ được 6000 nghĩa binh, đánh địch suốt vùng Gò Công – Tân An. Khi triều đình Huế ký hoà ước Nhâm tuất (1862), yêu cầu ông bãi binh, ông đã nói một câu nổi tiếng: “Triều đình Huế không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta[1].
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) là nhà thơ chiến sỹ vẫn còn phảng phất hào khí Đồng Nai thời đi mở đất. Suốt từ những ngày đầu Pháp đánh Gia Định cho đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888), thơ văn ông là nguồn cổ vũ to lớn đối với cuộc chiến đấu của nhân dân Lục tỉnh.
Phan Văn Trị (1830 – 1910) đỗ đạt, tài cao nhưng gặp buổi loạn không ra làm quan, ở nhà dạy học và bốc thuốc, đồng thời chiến đấu bằng ngòi bút trong cuộc Nam Kỳ kháng chiến. Ông nổi tiếng với 10 bài hoạ để đập lại Tôn Thọ Tường – một trí thức có tài nhưng thân Pháp, tuyên truyền cho tư tưởng đầu hàng.
Hoàng Diệu (1828 – 1882) là một quan văn, nhưng ngay khi nhận chức tổng đốc Hà Nội (1880) đã ra sức lo bố phòng, chuẩn bị đánh giặc. Trong cuộc giữ thành ngày 25-4-1882, ông là người trực tiếp chỉ huy chiến đấu cho đến khi vỡ trận (trong khi các quan võ dưới quyền ông bỏ chạy ngay từ phút đầu). Trước khi thắt cổ tự tận, ông để lại bức Di biểu đầy huyết lệ: “Thành mất không sao cứu được, nghĩ thẹn với nhân sỹ đất Bắc lúc sinh thời. Thân chết có quản gì, nguyện theo Nguyễn Tri Phương xuống đất.
Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) vừa là nhà Nho, vừa là một người Công giáo, một người hiểu biết thế giới phương Tây, cho nên liên tiếp đưa ra các kiến nghị nhằm chấn hưng đất nước. Nếu vua Tự Đức nghe theo ông thì không những nước ta thoát khỏi cuộc nô dịch của thực dân Pháp, mà có thể thoát cả đêm trường trung cổ[2]. Làm phiên dịch trong các cuộc đàm phán giữa triều Nguyễn với thực dân Pháp, nắm rõ tình hình quân Pháp, lại nhằm đúng lúc Pháp bối rối trong chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871), ông đã vạch ra kế hoạch đánh úp Gia Định để lấy lại Nam Kỳ, nhưng tiếc rằng kế hoạch chưa được duyệt thì ông mất.
Nguyễn Lộ Trạch (1853 – 1895), cũng giống như Nguyễn Trường Tộ, luôn luôn đưa ra kiến nghị mong triều đình Huế thực thi cải cách. Trong Thời vụ sách (Kế sách đối với thời cuộc), ông đề ra một loạt biện pháp cấp bách để phòng thủ và phát triển đất nước, trong đó có việc đưa con em tài giỏi ra nước ngoài học khoa học thực nghiệm và cơ khíphương Tây, mở rộng ngoại giao với các nước châu Âu, nhất là Đức và Anh để kiềm chế Pháp. Trong khi triều Nguyễn cứ loay hoay lo đi chuộc lại Lục tỉnh (Nam Kỳ) thì theo Nguyễn Lộ Trạch, Lục tỉnh có thể lấy lại nếu thế nước mạnh lên và nhất là từ nay đừng để xảy ra sự việc như Lục tỉnh nữa.
Sơ qua một vài gương “trung nghĩa hoá bơ vơ” như trên để thấy cái không khí bi thương nhưng anh dũng của dân tộc ta thời ấy, đồng thời cũng thấy rằng họ không hẳn đã “bơ vơ”. Phải nói rằng, dù vua quan nhà Nguyễn hèn nhát, từng bước bán rẻ cơ đồ cho ngoại bang, nhưng nhân dân và văn thân, sỹ phu ta đã làm cho thực dân Pháp phải lao đao khốn đốn. Chúng phải mất 25 năm (1858 – 1883) mới cơ bản chiếm xong nước ta và sau đó còn phải mất gần 30 năm nữa để “bình định”. Bởi sau khi nhà vua 14 tuổi Hàm Nghi xuất bôn và xuống chiếu Cần vương (1885) thì cả nước lại bùng lên một phong trào kháng chiến sôi nổi, mạnh mẽ chưa từng thấy, kéo dài cho đến tận những năm cuối cùng của thế kỷ XIX.
Các văn thân, sỹ phu thuở ấy đều xuất thân Nho học. Tuy rằng học thuyết Nho giáo đến lúc này đã trở nên bảo thủ, bất cập với thời đại, nhưng bù lại, ý thức trách nhiệm với đời do Nho giáo hun đúc cộng với lòng yêu nước nồng nàn đã cho họ tầm vóc của những người trượng phu của thời đại. Nhiều văn thân, sỹ phu đã hy sinh một cách lẫm liệt vì nghĩa lớn.
Còn bây giờ? Cứ tình hình này mà không được cải thiện thì khi Trung Cộng tấn công, kịch bản diễn ra sẽ hết sức tồi tệ, thậm chí chúng ta hôm nay có thể rất đáng xấu hổ với hậu thế. Tôi hình dung đó là cái cảnh trên “thượng tầng” thì “Ngọn cờ ngơ ngác trống canh trễ tràng”, còn bên dưới thì binh lính hoang mang, lòng dân ly tán. Lấy đâu ra những Trương Định, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng, Nguyễn Quang Bích,...?
Tất nhiên, ngày nay nếu “non sông lâm trận giặc” thì các nhân sỹ, trí thức không có lợi thế như các văn thân, sỹ phu thời trước: tất cả đều tay không tấc sắt. Chỉ có “ba tấc lưỡi” làm vũ khí duy nhất. Nhưng “ba tấc lưỡi” ở vào những tình thế khẩn cấp nhiều khi cũng không còn giá trị. Vậy thì phải làm gì? Câu trả lời là phải tích cực khai dân trí từ bây giờ. Phải cho đông đảo nhân dân ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Cách đây hơn 100 năm, Cụ Phan Bội Châu đã viết: “Nước vốn là gia tài của dân ta. Có cái gia tài không gì lớn bằng như thế, có một tổ nghiệp vô lượng vô biên như thế, mà ta nỡ bỏ hoang như ruộng đá (...) đem hết trách nhiệm mất còn của nước gửi gắm cho một số rất ít người, nào vua nào quan kia. Giặc đến chỉ hỏi vua và quan, còn ta chỉ nhởn nhơ trong cái vũng danh lợi của loài sên loài nhặng, vui thú trong cái chốn dục vọng ăn uống gái trai. Đến nỗi hỏi có nước không, nước còn không lại cứ mơ mơ màng màng không biết trả lời ra sao”. Xem thế thì đa số dân ta ngày nay “cổ hủ” biết bao khi vẫn nghĩ “đã có Đảng và Nhà nước lo”.
Cũng có một điều mừng là các bác trí thức – quan chức cũ đứng về phía “lề trái – lề dân” vẫn tiếp tục đông lên, trong đó có cả những “danh” lớn: Nghệ sỹ Kim Chi, TS. Nguyễn Đình Lộc (nguyên Bộ trưởng Tư pháp), Thiếu tướng công an Phạm Chuyên (nguyên Giám đốc Công an Hà Nội), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (nguyên Uỷ viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương Đảng),... Chẳng có ai vận động được các bác cả. Mà chẳng qua là sự phản tỉnh, để rồi cuối cùng  trở về với nhân dân, với dân tộc. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có những vần thơ thật da diết, đặc biệt bài thơ mới đây: Đất nước những tháng năm thật buồn.
 Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi?
 Bây giờ lá cờ trên cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm?
Sớm mai còn giữ được màu đỏ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác?
Giá như sự phản tỉnh ấy đến với cả những người đương chức? Thì đất nước lo gì không có những Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng,...?
Non sông cứ mỗi ngày lại “lâm trận giặc” (cả “nội xâm” và ngoại xâm) sâu hơn.
Trước mắt, một mùa hè lại đang đến. Chẳng biết hè này Trung Cộng sẽ giở những chiêu trò gì nữa để tiếp tục áp chế chủ quyền của ta? Nhưng có một điều biết trước: Dù Trung Cộng ngang ngược đến đâu, Đảng và Nhà nước ta vẫn chủ trương “kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn” như tướngNguyễn Chí Vịnh đã hứa với Trung Cộng hồi mùa thu 2011, sau khi có hàng loạt cuộc biểu tình vào mùa hè năm ấy.
Và nhiệm vụ lại đặt trên vai các vị nhân sỹ, trí thức. Làm gì đây? Kiến nghị? – Không ai nghe. Biểu tình? – Bị cấm ngặt. Nhưng chẳng nhẽ bó tay? Không thể bó tay, bởi vì:
Một gánh cương thường nặng núi sông.



[1] Trong các sách giáo khoa ngày trước câu này là : “Triều đinh nghị hoà thì cứ nghị hoà, Định không nỡ ngồi nhìn giang sơn chìm đắm”.
[2] Trong Thiên hạ đại thế luận, những điều kiến nghị nhà nước phong kiến của Nguyễn Trường Tộ thật gần gũi chúng ta hôm nay. Ví dụ đoạn sau đây:
“Hiện nay tình hình trong nước rối loạn (...) tiền của sức lực của dân đã kiệt quệ, việc cung ứng cho quân binh đã mệt mỏi, trong triều đình quần thần chỉ làm trò hề cho vui lòng vua, che đậy những việc hư hỏng trong nước, ngăn chặn những bậc hiền tài, chia đảng lập phái khuynh loát nhau, những việc như vậy cũng đã nhiều; ngoài các tỉnh thì quan tham lại nhũng xưng hùng xưng bá tác phúc tác oai, áp bức tàn nhẫn kẻ cô thế, bòn rút mỡ dân, đục khoét tuỷ nước, việc đó đã xảy ra từ lâu rồi. Những kẻ hận đời, ghét kẻ gian tà, những kẻ thất chí vong mạng, phần nhiều ẩn núp nơi thảo dã, chính là lúc Thắng, Quảng sẽ thừa cơ nổi dậy. Thế mà sao đối ngoại thì không có cách nào để động đến một mảy may lông của quân Pháp, cũng chẳng thuyết phục được ai để giải vây cho, lại đi tàn sát dân mình, giận cá chém thớt, khiến cho dân bị cái hại “cháy nhà vạ lây”. Thật đúng như câu nói: “đào ao đuổi cá”, “nối giáo cho giặc”. Cây cối trước hết tự nó hủ mục sau mới bị sâu đục; nước mình trước hết không biết tự giữ thể diện thì người ta mới khinh mình; dân loạn bên trong, rồi kẻ địch mới nhân đó mà vào. Như thế loạn không phải chỉ từ bên ngoài mà ở ngay trong nước vậy. Than ôi! Dân chúng phụng sự quan trên, đóng thuế nạp tô, để mong được sống yên thân, thế mà bây giờ lại lấy những thứ nuôi sống người đó để làm hại người, nỡ khiến dân chúng vấp phải họa binh đao, nỡ tranh giành cái nhỏ mà bỏ cái lớn, cũng như muốn bảo tồn cành lá mà lại đem đẵn cả cội gốc. Cho nên mới nói: không sợ thế giặc ngang tàng mà sợ lòng người rời rạc. Lòng người đã rời rạc, đã muốn chóng mất, thì dù có thành trì bằng kim loại, có ao nước sôi cũng phải bỏ mà chạy, ai ở đó chịu chết mà giữ cho”.

Read more…

AI Video maker

pictory

Code type Ad code