Ấn Độ cũng bị hộ chiếu Trung Quốc mới xâm phạm

5:32 AM |

Ấn Độ cũng bị hộ chiếu Trung Quốc mới xâm phạm

Theo Economic Times, Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu đấu khẩu với nhau khi vùng tranh chấp Arunachal Pradesh và Aksai Chin cũng được in trên hộ chiếu mới của Trung Quốc.


Phản ứng trước hành động xâm lấn chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh ngay lập tức phản pháo rằng chính quyền New Delhi sẽ cấp thị thực cho dân Trung Quốc bằng một tấm bản đồ khẳng định chủ quyền lãnh thổ vùng Arunachal Pradesh và Aksai Chin thuộc về Ấn Độ.
 
Arunachal Pradesh nằm biên giới Đông-Bắc hiện đang dưới sự quản lý của chính quyền New Delhi nhưng Trung Quốc vẫn chia địa phận này thuộc khu tự trị Tây Tạng. Còn Aksai Chin cũng nằm phía Đông tiểu bang Jammu & Kashmir hiện đang bị Trung Quốc sử dụng với mục đích quân sự.
 
Read more…

HOAN HÔ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG VIỆT NAM ĐÓNG DẤU HỦY HỘ CHIẾU "LƯỠI BÒ"

5:29 AM |

HOAN HÔ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG VIỆT NAM ĐÓNG DẤU HỦY HỘ CHIẾU "LƯỠI BÒ"


Ngày 23/11, tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai có gần 200 khách du lịch Trung Quốc làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam. Trong số này, bộ đội biên phòng đã đóng dấu hủy 4 hộ chiếu in chìm hình đường lưỡi bò.
 
Một đoàn khách du lịch Trung Quốc vừa làm thủ tục nhập cảnh 
tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai chiều 23/11. Ảnh: Tuổi trẻ

Theo Tuổi trẻ, Trung tá Trần Việt Huynh - đồn trưởng biên phòng cửa khẩu Lào Cai - cho biết tổng cộng đã có 111 hộ chiếu in bản đồ đường lưỡi bò bị đóng dấu hủy tại cửa khẩu này. Những người sử dụng hộ chiếu này được cấp thị thực qua giấy thông hành rời để có thể nhập cảnh.
 
Còn tại đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Quảng Ninh, khi phát hiện sự việc bản đồ lưỡi bò in chìm ở một số trang, cũng đã cho áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho công dân Trung Quốc.
 
“Với việc cấp thị thực rời, cơ quan chức năng không phải đóng dấu chứng thực vào hộ chiếu, qua đó khẳng định không công nhận bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào”, đại diện đồn biên phòng Móng Cái khẳng định.
 
Theo ghi nhận, ban đầu những người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam chưa có phản ứng gì. Tuy nhiên, “về lâu dài người Trung Quốc sẽ thấy bất tiện khi nhập cảnh bằng thị thực rời và họ sẽ phản ứng để các cơ quan chức năng Trung Quốc thay đổi”, đại diện đồn Móng Cái nói.
 
Động thái của các đồn biên phòng Việt Nam rất linh hoạt, chặn đứng mưu đồ thâm độc tuyên truyền chủ quyền vô lối của Trung Quốc, nhưng không làm ảnh hưởng hoạt động cá nhân của các công dân nước này. Chắc chắn đã có mệnh lệnh kịp thời từ các cơ quan cấp cao để tạo ra một phản ứng đồng loạt, không cần lên gân nhưng vẫn nêu bật ý thức chủ quyền một cách mạnh mẽ.
 
Nguyên Phong
Nguồn: SM

Đóng dấu “hủy” vào hộ chiếu có đường lưỡi bò

Trong số gần 200 khách du lịch Trung Quốc làm thủ tục nhập cảnh vào VN ngày 23-11 tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, cơ quan chức năng phía VN đã đóng dấu hủy bốn hộ chiếu có in chìm hình đường lưỡi bò, đồng thời bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu này đã đóng dấu thị thực vào giấy thông hành rời cho người nhập cảnh.

Trung tá Trần Việt Huynh - đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Lào Cai - cho biết đến nay lực lượng chức năng tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã đóng dấu hủy vào 111 hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in hình đường lưỡi bò khi nhập cảnh vào VN.

Trong khi đó, theo đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Quảng Ninh (đồn biên phòng số 7), sau khi phát hiện hình bản đồ đường chín đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò) được in lên một số trang trong hộ chiếu phổ thông điện tử của người Trung Quốc, đồn biên phòng áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc.

“Biên phòng Móng Cái đã áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc nhập cảnh vào VN sử dụng cuốn hộ chiếu phổ thông điện tử có in bản đồ đường lưỡi bò ở một số trang. Khi cấp thị thực rời, các cơ quan chức năng sẽ không phải đóng dấu chứng thực vào hộ chiếu và qua đó khẳng định không công nhận bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào”, đại diện đồn biên phòng số 7 khẳng định.

Theo đồn biên phòng số 7, ban đầu người Trung Quốc chưa có phản ứng gì về biện pháp mới này từ phía VN. Tuy nhiên, “về lâu dài người Trung Quốc sẽ thấy bất tiện khi nhập cảnh bằng thị thực rời và họ sẽ phản ứng với loại hộ chiếu này để các cơ quan chức năng phía Trung Quốc thay đổi”, đại diện đồn biên phòng số 7 nói. 

THÂN HOÀNG - HỒNG THẢO
Nguồn: Tuổi Trẻ.
Read more…

TRUNG QUỐC LẠI TIẾP TỤC RA ĐÒN VỚI VIỆT NAM

5:27 AM |

TRUNG QUỐC LẠI TIẾP TỤC RA ĐÒN VỚI VIỆT NAM


TRUNG QUỐC IN ĐƯỜNG “LƯỠI BÒ” TRÊN HỘ CHIẾU
Trung Quốc cho in hình đường chủ quyền chín đoạn ở Biển Đông lên hộ chiếu điện tử kiểu mới, khiến Việt Nam và Philippines phải lên tiếng phản đối.
Quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng bộ này đã gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc 'cách đây nửa tháng'.

Các bài liên quan

Mới nhất, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói với các nhà báo ở Hà Nội: "Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông".
"Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên."

 Quan ngại chính là khi công dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu in hình bản đồ, vẫn được gọi là 'đường lưỡi bò' chiếm phần lớn Biển Đông, ra nước ngoài; nếu các nước sở tại đóng dấu xuất nhập cảnh thì có thể được xem là chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc hay không.
Và trong trường hợp không chấp nhận bản đồ chủ quyền này, thì dựa trên lý do nào để từ chối xuấ̉t nhập cảnh đối với người Trung Quố́c?
Philippines, xưa nay vẫn là quốc gia lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc ở Biển Đông nhất, cũng lập tức phản đối một cách mạnh mẽ.
Truyền thông Philippines dẫn lời Ngoại trưởng Albert del Rosario viết trong công hàm ngoại giao gửi tới Bắc Kinh thông qua đường đại sứ quán, rằng Manila "cực lực phản đối việc in hình đường chín đoạn trong hộ chiếu điện tử vì bản đồ này bao gồm các phần lãnh thổ và lãnh hải của Philippines".
“Philippines không chấp nhận đường chín đoạn, cho đây là tuyên bố chủ quyền về lãnh hải một cách quá đáng, vi phạm luật pháp quốc tế." 
Chủ đề nóng
Chủ đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã phủ bóng lên nhiều cuộc họp châu Á-Thái Bình Dương, kể cả hội nghị thượng đỉnh vừa kết thúc ở Phnom Penh, có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Các nước trong khu vực vẫn không thể đạt được một sự thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
Điều đáng nói, là đường lưỡi bò tuy được Trung Quốc mang ra sử dụng nhiều trng thời gian gần đây, nó không có tọa độ được quy định rõ ràng, và do vậy, bị cho là thiếu tính pháp lý.
Giới quan sát nhanh chóng đưa ra bình luận về động tác mà một số người gọi là 'thâm độc' này của Trung Quốc.
Một nhà ngoại giao ở Bắc Kinh, đề nghị giấu tên, nói với tờ FT: "Đây là bước leo thang khá nghiêm trọng vì Trung Quốc đang cấp hàng triệu hộ chiếu mới, và hộ chiếu người lớn nay có thời hạn 10 năm".
"Đây là bước leo thang khá nghiêm trọng vì Trung Quốc đang cấp hàng triệu hộ chiếu mới, và hộ chiếu người lớn nay có thời hạn 10 năm."
Quan chức ngoại giao nước ngoài ở Bắc Kinh
Giới Blogger Việt Nam đã có ngay cái này đáp trả
"Nếu như thay đổi lập trường, thì Bắc Kinh sẽ phải thu hồi toàn bộ số hộ chiếu này."
Được biết Bộ Công an Trung Quốc chịu trách nhiệm thiết kế và cấp mới các hộ chiếu.
Trong loại hộ chiếu điện tử mới này, ngoài đường 'lưỡi bò' còn có các hình ảnh mô tả phong cảnh Trung Quốc và hai địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Loan.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi được liên lạc, trả lời ngắn gọn: "Bản đồ trong hộ chiếu không nhằm vào bất cứ quốc gia nào". "Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với các nước liên quan."
Hộ chiếu kiểu mới, lần đầu tiên có gài chip điện tử, bắt đầu được công an Trung Quốc cấp cho công dân khoảng 5 tháng trước đây.
Giáo sư môn quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân, ông Thời Ân Hoằng, thì bình luận rằng tuy loại hộ chiếu mới này có thể giúp "thể hiện chủ quyền, nhưng cũng có thể làm phức tạp hóa tình hình vốn đã nhiều vấn đề".
Ông Thời cho rằng quyết định in hình bản đồ này là do lãnh đạo cấp bộ đưa ra, chứ "không phải từ cấp lãnh đạo cao nhất".
Nguồn: BBC Tiếng Việt.
Read more…

Thị trưởng gốc Việt đầu tiên của Westminster, Mỹ

5:30 PM |

Thị trưởng gốc Việt đầu tiên của Westminster, Mỹ


Nhiều khó khăn trước mắt đang đợi chờ vị thị trưởng gốc Việt đầu tiên của thành phố Westminster ở bang California, thị trưởng Tri Ta.

Thị trưởng gốc Việt đầu tiên của Westminster, Tri Ta. Ảnh: OC REGISTER
Thị trưởng gốc Việt đầu tiên của Westminster, Tri Ta. Ảnh: OC REGISTER

Tri Ta, 39 tuổi, đang điều hành một tạp chí về công nghiệp làm móng tay, chân và sống bình yên cùng gia đình tại một ngôi nhà nhỏ ở rìa thành phố Westminster, bang California. Mức lương dành cho chức thị trưởng chỉ khiêm tốn 900 USD một tháng và quyền lực cũng có hạn. Tuy nhiên, tại cộng đồng người Việt lớn nhất nước Mỹ, nơi được mệnh danh là thủ phủ của kiều bào ở nước ngoài, Ta là thị trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên và chiến thắng này có ý nghĩa vô cùng lớn.
Sau cuộc bầu cử tuần trước, Ta được mời trả lời phỏng vấn trên sóng phát thanh và đến thành phố San Joe, bang California để gặp mặt một số lãnh đạo gốc Việt. Cái tên của ông được nhắc đến trên nhiều phương tiện thông tin, từ Houston (bang Texas) cho đến Hà Nội.
Van Tran, một cựu dân biểu của quận Cam (bang California) nhận định rằng Ta sẽ sớm đối mặt với hoàn cảnh "nhiệm vụ gấp hai, gánh nặng gấp đôi". Ông Van Tran là người thường xuyên được mời tham dự các sự kiện ở New York, Florida, Texas và thậm chí cả châu Âu hay Austrlia với tư cách một chính trị gia người Mỹ gốc Việt.
"Anh phải đội nhiều chiếc mũ hơn, chứ không chỉ là mũ của người đại diện cho một cộng đồng hay một thành phố", ông Tran nói. "Ở những cộng đồng người Mỹ gốc Việt khác, mọi người đều khao khát có một đại diện người Việt của riêng họ. Họ không biết bí quyết là gì và họ đang yêu cầu chúng ta chia sẻ điều đó".
Madison Nguyen, phó thị trưởng thành phố San Joe, cho biết bà rất bận rộn với những thắc mắc của cộng đồng người Việt ở miền bắc California, có khi là các vấn đề chính phủ, có khi là về y tế. "Tôi có vị hôn thê hoặc một thành viên gia đình ở Việt Nam. Làm thế nào để tôi đẩy nhanh thủ tục đưa họ sang Mỹ đây?", bà kể lại một thắc mắc điển hình.
Nguyen cho biết bà làm việc đến 15 giờ một ngày để đáp ứng những đòi hỏi đối với một ủy viên hội đồng người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại San Joe. "Các cuộc điện thoại gọi đến không ngừng nghỉ", bà kể. Với Ta, bà Nguyen dự đoán rằng "áp lực sẽ đến rất nhanh".
Trong nhiều thập kỷ qua, các cử tri ở Little Saigon đã bầu ra nhiều thẩm phán, thanh tra quận, ủy viên hội đồng thành phố, quản lý trường học người Việt, nhưng vị trí thị trưởng gốc Việt của Wesmintster vẫn bỏ ngỏ, cho đến khi Ta thắng cử.
"Tôi nghĩ việc Tri Ta đắc cử sẽ khuyến khích nhiều người gốc Việt bỏ phiếu và chạy đua tranh cử hơn", Linda Vo, một giáo sư thuộc Viện Nghiên cứu Mỹ Á, đại học California ở Irvine nói. Bà cho biết trong mười năm qua, bà đã chứng kiến "một sự tăng lên không ngờ về số lượng người Mỹ gốc Việt tranh cử các chức vụ trong chính quyền và giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử địa phương".
Tuy nhiên, việc "tiếp tục gây dựng liên minh, vượt qua lằn ranh về chủng tộc" tại thành phố là rất quan trọng đối với Ta. Wesminster có gần một nửa dân cư là người châu Á, số còn lại chia đều giữa người Latin và người da trắng.
Không giống những thị trưởng trước của Westminster, Ta sẽ phải vừa làm hài lòng cộng đồng người Việt, vừa nhanh chóng giải quyết các vấn đề trong thành phố để đáp ứng nguyện vọng của người dân. "Với những yêu cầu liên tục, tôi chỉ có thể đáp trả mọi người một ngày một lần", ông nói.
"Ông ấy không chỉ là một chính trị gia. Ông ấy là một nhà thơ. Ông ấy có đam mê. Tôi đứng cạnh Tri Ta khi ông ấy phát biểu và khi ông ấy tin vào một điều gì đó, ông ấy rất quyết đoán", ông Tran nói.
Ta, người đến Mỹ năm 1992, khi mới 19 tuổi, đã đáp ứng được phần nào mong đợi của mọi người sau cuộc bầu cử, khi ngập lụt trong những cuộc điện thoại mời tham dự các cuộc họp cộng đồng và các sự kiện ở trường học. "Thậm chí khi chúng ta đang nói chuyện, điện thoại cũng reo không ngừng", Ta nói với các phóng viên và bảo con gái 10 tuổi đọc các tin nhắn.
Một cử tri tên là Ngoc Tran, một phụ nữ góa chồng có 5 con trai, cho biết bà dõi theo chiến thắng của Ta dù sống cách xa. "Không quan trọng chuyện ông ấy làm việc ở đâu", bà nói. "Tôi vẫn có thể gặp ông ấy và ông ấy có thể liên hệ với những người như tôi. Ông ấy sẽ giúp chúng tôi".
Van Tran thì dẫn câu thành ngữ "Làm dâu trăm họ" để miêu tả về công việc mà Tri Ta sắp đảm nhận. "Tôi xin chỉnh lại câu này. Không phải 100 mà là 100.000 họ", ông đùa.
Theo Nhân Mã
vnexpress/LA Times
Read more…

ỐI ĐẢNG ƠI! CƠ QUAN ĐẢNG LẠI CÒN NHẢY VÀO CHUYỆN NÀY NỮA Ư?

5:26 PM |

ỐI ĐẢNG ƠI! CƠ QUAN ĐẢNG LẠI CÒN NHẢY VÀO CHUYỆN NÀY NỮA Ư?


Buổi họp báo giới thiệu về hội nghị xúc tiến đầu tư vào Quảng Ninh năm 2012.

Văn phòng TW Đảng thẩm định dự án casino Vân Đồn

M. Chung

 

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có buổi làm việc với lãnh đạo Quảng Ninh về các đề xuất liên quan tới dự án casino ở Vân Đồn...

Theo nguồn tin của VnEconomy, hôm 14/11, Văn phòng Trung ương Đảng đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh về các đề xuất, ý kiến của các bộ, ngành liên quan tới dự án casino ở Vân Đồn.

Ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBNN tỉnh Quảng Ninh cho biết, buổi làm việc này để Văn phòng Trung ương Đảng thẩm định lại các đề xuất, ý kiến từ các bộ ngành về dự án casino tại khu kinh tế Vân Đồn.

Theo ông Hậu, là một khu kinh tế, phát triển nhiều về du lịch thì nhất định phải có các sản phẩm về du lịch, trong đó có casino.

Ông nói, trước mắt, casino ở góc độ hành lang pháp luật thì chủ yếu vẫn dành cho người nước ngoài, vì thế nếu có mở casino cũng mới chỉ dành cho người nước ngoài, không cho người Việt Nam vào chơi. Theo ông, trong phát triển kinh tế không bao giờ có lợi 100%. Có cả lợi và hạn chế, tuy nhiên phải xem mặt tích cực là bao nhiêu.

“Dự án casino tại Vân Đồn tôi nghĩ tích cực là rất nhiều, còn hạn chế thì rất ít”, ông nói.

Và vì thế, “theo tôi casino ở Vân Đồn là nên làm, làm càng sớm càng tốt”, ông Hậu đưa quan điểm.

Trước đó, trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị xúc tiến đầu tư, UBND tỉnh Quảng Ninh đã công bố danh mục 18 dự án kêu gọi đầu tư, trong đó dự án khu vui chơi giải trí phức hợp tại Vân Đồn với vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD và dự án sân bay quốc tế Vân Đồn với vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD là những dự án quan trọng nhất.

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Quảng Ninh hồi đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu tỉnh này cần "hợp tác chặt chẽ với các bộ ngành của Trung ương và các địa phương liên quan" để triển khai hàng loạt công việc quan trọng. 

Nguồn: VNEconomy.

Read more…

SÔNG TRANH, BAO GIỜ THÔI ĐỘNG ĐẤT?

5:23 PM |

SÔNG TRANH, BAO GIỜ THÔI ĐỘNG ĐẤT?



Quảng Nam lại động đất liên tục

(SGGP).- Từ khuya 18 rạng sáng 19-11, liên tiếp 5 trận động đất nhẹ xảy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) khiến người dân càng thêm hoang mang.

Từ sau trận động đất kinh hoàng hôm 15-11, mặc dù Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cùng các chuyên gia đã trực tiếp vào kiểm tra an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2 và khẳng định đập vẫn an toàn nhưng người dân và cả chính quyền địa phương không thể yên tâm.

Bà Dương Thị Hương, nhà đối diện UBND xã Trà Sơn (huyện Bắc Trà My), đã nhiều ngày qua không dám ngủ trong ngôi nhà xây kiên cố bê tông cốt thép kể từ khi trận động đất 4,7 độ richter hôm 15-11. Mặc dù ngôi nhà được xây dựng khang trang, kết cấu bê tông cốt thép kiên cố nhưng sau trận động đất chiều 15-11, nhiều vách tường bị xé toạc có thể đút lọt ngón tay. Kể từ ngày đó, nhà bà chuyển hẳn sang ngôi nhà gỗ bên cạnh để buôn bán và ngủ luôn ở đó.

40.000 hộ dân tại các huyện Bắc Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Quế Sơn… và hàng chục ngàn hộ dân sống ở lưu và hạ lưu vực sông Thu Bồn cũng lo ngai ngái trong mỗi giấc ngủ. 


Sau động đất, nhiều đoàn của các bộ, ngành trung ương vào rồi về, các nhà khoa học thì liên tục khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn, động đất chỉ là động đất kích thích và sẽ thuyên giảm trong thời gian tới, khuyên người dân yên tâm… nhưng động đất liên tục xảy ra ngày càng mạnh, nằm ngoài dự báo của giới khoa học, khiến người dân càng thêm lo sợ. 

Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, trận động đất hôm 15-11 là rất mạnh, mạnh đến mức người dân hoảng loạn bỏ chạy ra đường, cán bộ đang làm việc trong cơ quan phải tháo chạy ra ngoài. Sau trận động đất, hàng trăm người dân tại thị trấn Trà My lao đến trường đón con em gây nên cảnh hỗn loạn. Do quá lo lắng trước tình trạng động đất liên tục xảy ra, có nhiều người dân tính đến chuyện bán nhà, dời tài sản đi nơi khác gây mất ổn định xã hội. 

Chiều 19-11, trao đổi với PV Báo SGGP, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Trần Anh Tuấn cho biết: “Trong đêm 18 rạng sáng ngày 19-11, Bắc Trà My xảy ra 5 trận động đất nhưng với cường độ nhẹ. Do trận động đất xảy ra vào ban đêm nên người dân rất hoang mang. Sắp đến, huyện kiến nghị lên các cấp chính quyền, các bộ ngành trung ương yêu cầu các nhà khoa học phải nói cho rõ là động đất ở Bắc Trà My mạnh đến mức nào là dừng lại? Nếu như mạnh lên nữa mà đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn nhưng phải tính đến an toàn của nhà dân, công trình công cộng. An toàn của đập thủy điện là cần thiết nhưng tính mạng, cuộc sống của dân phải đặt lên hàng đầu. Chủ đầu tư phải vào cuộc cùng UBND huyện Bắc Trà My hỗ trợ cho người dân trong vùng động đất vì hiện nay cuộc sống của họ ngày càng thêm khó khăn và không thể yên tâm làm ăn do động đất quá phức tạp”.  
NGUYÊN KHÔI
Nguồn: SGGP


Thủy điện Sông Tranh 2 là sai lầm lớn

Nam Nguyên, phóng viên RFA 
2012-11-19
 
Khu vực thủy điện Sông Tranh 2 ở Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục động đất khó lường. Người dân trong vùng phải gánh chịu tai ương động đất kích thích đầy hiểm nguy. 

Hàng trăm trận động đất

Trong vòng gần 300 năm từ 1715 tới 2010 trước khi Thủy điện Sông Tranh 2 bắt đầu tích nước, khu vực Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam chỉ xảy ra vỏn vẹn 8 trận động đất.

Theo số liệu chính thức trận động đất cường độ lớn nhất đo được 4,8 độ richter xảy ra vào ngày 25/7/1957.

Từ lúc hồ chứa thủy điện Sông tranh với dung tích thiết kế 730 triệu mét khối bắt đầu tích nước từ cuối năm 2010 tới nay, thực tế đã có bao nhiêu trận động đất mà các nhà khoa học gọi là động đất kích thích. TS Lê huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cho biết:

“Những trận động đất mà chúng tôi ghi nhận từ 2.0 độ richter trở lên tôi nghĩ rằng phải đến hàng trăm trận. Còn thực tế những trận nhỏ hơn 2.0 hoặc nhỏ nữa thì rất là nhiều.” 

Trận động đất lớn nhất gần đây xảy ra vào chiều ngày 15/11 được công bố là mạnh 4,7 độ richter. Rung chấn làm nứt nhà điều hành được xây dựng chắc chắn trên đỉnh đập. Nhà ở, trường học, công trình công cộng khác ở Bắc Trà My vốn đã bị nứt tường, sụt móng, nay đã tiến tới chỗ rơi mái.

Đặc biệt trận động đất này còn làm rung chuyển tận hai thành phố Đà Nẵng và Quảng Ngãi cách xa tâm chấn cả trăm km.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là sự hoảng sợ thường xuyên của 48.000 người dân ở hạ du trong đó có Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức... Những khu vực ảnh hưởng trực tiếp nếu vỡ đập sông Tranh 2. 

Một sai lầm lớn?

Trận động đất 4,7 độ richter đã làm nóng diễn đàn Quốc hội ngày 16/11, các đại diện của tỉnh Quảng Nam đã cắt ngang buổi thảo luận tu chính Hiến pháp, để dóng tiếng chuông cảnh báo với những lời lẽ hết sức gay gắt chưa từng có.

Phó trưởng đoàn Đại biểu Quảng Nam Trần Xuân Vinh nói rằng lòng dân đã bất an, lại càng bất an hơn với tình trạng động đất liên tục và ngày một mạnh hơn ở Sông Tranh 2:
Không vì mục tiêu phát triển kinh tế mà quên đi tính mạng của hàng vạn người dân sẽ không còn quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc nếu sự cố vỡ đập Sông Tranh 2 xảy ra.
ĐB Trần Xuân Vinh
“Nhân dân tin tưởng rằng Đảng, Nhà nước và Đại biểu Quốc Hội sẽ không vì mục tiêu phát triển kinh tế với số vốn đã đầu tư cho thủy điện Sông Tranh 2 mà quên đi quyền được sống đã được Hiến pháp đề cập, đó là tính mạng của hàng vạn người dân sẽ không còn quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc nếu sự cố vỡ đập Sông Tranh 2 xảy ra. 

Đây không chỉ là nỗi lo, là trách nhiệm, là trăn trở của  Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng như các tỉnh và thành phố khu vực miền Trung mà còn là trách nhiệm, là đạo đức của Đảng và cả Hệ thống Chính trị của chúng ta.”

Khu vực Bắc Trà My nằm trên các đới đứt gãy có thể xảy ra động đất. Nhưng có vẻ, những trận động đất hiếm hoi trong vòng 300 năm và dự báo động đất cực đại không quá 5,5 độ richter, làm cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2.

Thời điểm đó động đất kích thích còn là một điều khá mới mẻ với các nhà khoa học Việt Nam. Khi thấy Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sơn La với dung tích hồ chứa lớn hơn ngàn lần Sông Tranh 2 mà động đất kích thích chỉ xảy ra rất ít và giảm dần đã làm cho chủ đầu tư Sông Tranh 2 yên lòng.
TS Lê Huy Minh nhìn nhận diễn biến động đất kích thích ở khu vực thủy điện Sông Tranh là hết sức phức tạp mà giới khoa học chưa có kinh nghiệm về vấn đề động đất kích thích. Ông nói:

“Động đất kích thích dồn dập lại có cường độ lớn như thế thì Thủy điện Sông Tranh 2 là nơi đầu tiên ở Việt Nam phải gánh chịu. Thực tế nếu như mà lường trước được động đất kích thích ở Sông Tranh như thế này thì tôi nghĩ rằng không nên xây dựng thủy điện ở khu vực này làm gì. 

Vì cái lợi của thủy điện mang lại là có điện nhưng lại mang điều bất an tới cho nhân dân nếu mà lường trước được thì chả ai cho xây dựng đập thủy điện ở đây.”
Vì cái lợi của thủy điện mang lại là có điện nhưng lại mang điều bất an tới cho nhân dân nếu mà lường trước được thì chả ai cho xây dựng đập thủy điện ở đây.
TS Lê Huy Minh

Yếu tố an dân?

Một ngày sau trận động đất 15/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đến Thủy điện Sông Tranh 2 để xem xét thực tế. Ông Dũng đưa ra một phát biều mang tính trấn an khi nói rằng, có thể vĩnh viễn không cho tích nước thủy điện Sông Tranh 2.

Nhưng ông Bộ trưởng không đề cập tới sự kiện Sông Tranh 2 được thiết kế sai lầm, không có cửa xả đáy và dù ở mực nước chết cao trình 140 mét, trong lòng hồ chứa vẫn có tích nước tự nhiên khoảng 240 triệu mét khối.

Thực tế chứng minh động đất đã lên đến cao điểm về tần suất và cường độ từ hơn 1 năm qua, dù thủy điện Sông Tranh 2 ngừng tích nước để sửa chữa thân đập và mới hoàn thành hồi tháng 10.

Hơn nữa, ngừng tích nước vĩnh viễn công trình này vẫn không an toàn đặc biệt trong mùa mưa lũ sắp vào cao điểm tháng 12 cuối năm, nước trong hồ chứa có thể gia tăng đến mức độ nào là điều chưa thể biết trước.

GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam từ Hà nội nhận định rằng, khi mực nước ở cao trình 140 mét có đường ống nhà máy thủy điện, nhưng mà nó chỉ xả qua đường ống ấy thôi, nếu như lũ lớn quá mà không kịp qua đường ống thì nước tiếp tục dâng cao càng kích thích động đất. GS Vũ Trọng Hồng nhấn mạnh:

“Theo tôi lúc này điều quan trọng là phải chuẩn bị phương án cho người dân nếu như đập có sự cố. Câu hỏi nếu lũ lớn về thì sao, thiên tai thì chúng ta khó thể lường trước được nó lớn nó nhanh như thế nào được, theo tôi biết nếu nó quá nhanh thì rất  nguy hiểm cho công trình.
Vì thế hiện nay có ý kiến là nên xem xét lại việc phải làm cống xả đáy, đó là điều các nhà khoa học đặt ra.”

Tình hình nguy hiểm ở Thủy điện Sông Tranh 2 đã lên đến đỉnh điểm sức chịu đựng của người dân và chính quyền địa phương. Lần đầu tiên vấn đề đập bỏ công trình nhức nhối này được đặt ra và được nhiều người tán đồng.

Đại biểu Lê Bộ Lĩnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phát biểu tại Quốc hội ngày 16/11 nói rằng, cần phải nghĩ tới phương án phá bỏ đập thủy điện Sông Tranh 2, chịu mất trắng 5.100 tỷ đồng hoặc phải di dời 48.000 người dân ở hạ lưu.

Nhưng theo vị đại biểu này việc di dời toàn bộ khu vực là không khả thi vì cần diện tích tái định cư lớn, kinh phí sẽ rất lớn.

Nguồn: RFA 
Read more…

CHÚC MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO HẠNH PHÚC VÀ THÀNH ĐẠT

11:30 AM |

Con xin hứa luôn chăm học để không phụ công lao dạy dỗ của các Thầy Cô

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.2012
khatvong.org Kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe - vui tươi 
và nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người!



Nhân dịp này, xin chép tặng Thầy Nguyễn Minh Thuyết và các Thầy Cô ghé thăm trang Blog bé nhỏ này bài viết về một tấm bia hiện còn lưu giữ tại làng quê Phú Thị của Thầy. Văn bia khắc năm 1746 đời Lê Cảnh Hưng ghi lại việcđông đảo học trò góp tiền để dân làng thờ Thầy giáo dạy Toán và dạy viết chữ bên cạnh Phật. 
CÓ MỘT TÌNH THẦY TRÒ NHƯ THẾ QUA VĂN BIA 
Phạm Thùy Vinh 

Ở làng Phú Thị huyện Gia Lâm phủ Thuận An xứ Kinh Bắc (nay là xã Phú Thị huyện Gia Lâm – Hà Nội) có một tấm bia Hậu tạo năm Cảnh Hưng 7 (1746) triều Lê. Sẽ chẳng có gì phải nói nhiều nếu đó chỉ là một loại bia Hậu bình thường của những người có đóng góp chút tiền của cho làng để được bầu hậu, được làng thờ cúng.

Người được bầu hậu (ở đây là hậu Phật) trong bia này tên là Ngô Bảo quê tại làng Phú Thị. Ông được làng bầu hậu không phải do ông đã cúng cho làng một khoản kinh phí nào đó. Mà thời bấy giờ nếu không có công đức hoặc tiền, hoặc ruộng, hoặc cả hai thứ, thì không thể được tầng lớp quan viên, sắc mục, kỳ lão của làng chấp thuận bầu là Hậu. Quyền lợi của “các hậu” là sau khi mất đi được cả làng thờ cúng mãi mãi ở đình hoặc ở chùa, hoặc ở văn chỉ… Theo thống kê của chúng tôi, ở các làng quê Việt Nam không chấp thuận người nào đó trở thành “Hậu” chỉ vì họ có tài, có đức hạnh một cách chung chung.

Trường hợp ông Ngô Bảo cũng không nằm ngoài thông lệ đó. Tuy nhiên ở đây người đóng góp tiền, ruộng cho làng để ông được bầu là Hậu không phải là bản thân ông, cũng không phải là những người ruột thịt của ông. Đó là những người học trò của ông. Ông Ngô Bảo không dạy ở trường Giám để có học trò đi thi trở thành Tiến sĩ; ông cũng không dạy theo các bộ kinh điển của Nho giáo như kinh, sử, tử, tập để học trò chiếm bảng khôi nguyên. Ông dạy về Thư pháp – cách viết chữ Hán. Bản thân ông cũng từng đỗ khoa Thư toán – khoa thi đào tạo những viên nha lại mẫn cán cho bộ máy hành chính các cấp. Ngô tiên sinh đỗ khoa Thư toán năm Mậu Dần (1698) giữ chức Thị nội Thư tả Binh phiên, Tướng sĩ lang, làm quan đến Phó sở sứ, được phong tặng là Tán trị Thừa chánh sứ ty, Tham nghị xứ Hưng Hóa. Ông là người “lạc nho lưu chi giáo”, tráng niên “bút phát chi tinh khởi phượng giap quýnh phàm” (vui vẻ với sự truyền dạy [kẻ sĩ], khi còn trẻ [mà] bút pháp đã tinh luyện đặt bút là rồng phượng nhảy múa…). Có rất nhiều kẻ sĩ nhờ ơn dạy dỗ của ông mà thành đạt (đa sĩ mông giáo dục đạt tài). Vì thế, nhớ ơn thầy giáo cũ, những môn sinh của ông đã họp nhau lại, xin bầu hậu cho ông. Duyên do là khi Ngô tướng công tước “Tập Lộc tử”, húy là Ngô Bảo, tự là Đạt Chính, thụy là Minh Mãn mất đi nhưng chưa có người nối dõi, em trai ông đảm nhận việc thờ cúng. Thây thế các môn sinh của ông muốn báo đáp công dạy dỗ của thầy nên muốn thầy được qui Phật chùa Thiên Ứng Phúc Lâm của bản xã. Họ đã góp tiền, mua đặt ruộng tế xin với bản thôn bầu thầy giáo Ngô Bảo là hậu Phật được thờ cúng mãi mãi. Nguyên văn: “Môn sinh đan tâm tư báo, dục kỳ sư qui Phật ư Thiên Ứng Phúc Lâm tự, mãi trị tế điền, khẩn thỉnh bản thôn bảo vi Hậu Phật, thứ hưởng vạn vạn niên chi tự, nãi sử thạch nhật thất thuyên chi thạch bi”. Người đứng ra tạo bia là “môn sinh thư Đồng tri phủ Ngô Trí đẳng cần tạo”; Người soạn văn bia là “Từ Liêm văn sĩ Nguyễn Chuyết Phủ soạn”; Người viết chữ là “Đồng tri châu Trần Ngọc Kiên, Cai hợp Trần Thể Tướng, quan viên tử Ngô Tán”. Những người đã tham gia đóng góp tiền của xin bầu hậu cho thày là đồng môn với nhau. Có 12 người được liệt kê tên, chức vụ; trong đó có 7 người là “Thị nội Thư tả” như: Trần Thế Nho - Thị nội Thư tả Lễ Phiên; Phùng Đăng Tuân - Thị nội thư tả Công Phiên; Nguyễn Đăng Toàn – Cai hợp Thị nội Thư tả Binh Phiên, Huyện thừa; Nguyễn Danh Cẩm - Thị nội Thư tả Binh Phiên, Đồng Tri phủ; Nguyễn Đăng Đạt – Phó sở sứ; Đặng Sĩ Ước - Thị nội Thư tả Lại phiên, Huyện thừa; Ngô Trí - Đồng Tri phủ; Trần Thêế Danh - Thị nội Thư tả Lại phiên, Huyện thừa; Nguyễn Đăng Tố - Đề lại; Nguyễn Phú Huy – Cai hợp Lệnh sử phiên, Huyện Thừa; Nguyễn Xuân Thực - Đề lại…

Có thể thấy những học trò đã thành đạt của ông không phải là những quan chức giữ chức vụ cao. Họ chỉ là những viên Thư lại – công chức bình thường, chuyên làm nhiệm vụ về viết chữ trong các huyện đường, các bộ. Những người chỉ đỗ khoa Thư toán – khoa dạy về cách viết chữ và tính toán thì cũng chỉ được giữ những chức vụ như vậy thôi. Nếu muốn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp họ phải trải qua các kỳ thi Hội, thi Đình hay ít nhất cũng đỗ kỳ thi Hương. Vì thế việc báo đáp ơn thầy đối với họ không phải là sự khuyếch trương thanh thế, tỏ sự giàu sang. Sự đóng góp của họ với làng cũng rất khiêm tốn: Chỉ có 77 quan tiền cổ và chưa đến 1 mẫu ruộng, tương đương với sự đóng góp của một người bình thường không danh vị gì vào thời đó muốn mua hậu ở chính thời điểm này. Thế kỷ 18 đã có những vị quan chức hoặc Thái giám cúng tiền hàng ngàn, hàng vạn quan và hàng chục mẫu ruộng cho các làng xã, đủ biết sự đóng góp của học trò Ngô tiên sinh với thầy thật khiêm tốn biết nhường nào. Người đóng góp nhiều nhất là 17 quan, ít nhất là 1 quan. Số tiền ấy họ đã mua 8 sào ruộng, họ đã giao số ruộng này cùng với số tiền còn lại (30 quan) cho bản thôn.

Nhưng cái đáng quý trọng của học trò Ngô tiên sinh không phải là sự đóng góp nhiều hay ít, mà là tình cảm kính yêu thầy thật sự. Thói thường muốn trả ơn ai người ta hay làm khi người được trả ơn còn sống để được ghi nhận và cũng để được tri ân. Còn khi người được trả ơn đã khuất, lại không có gia đình con cái thì mấy ai nhớ đến, nhất là trong trường hợp này, thầy giáo Ngô Bảo cũng đã được người em đứng ra lo việc tế tự, tưởng cũng có thể yên tâm. Song các học trò cũ của ông vẫn áy náy, liệu một mai thầy giáo của họ có được thờ cúng mãi hay không? Theo phong tục truyền thống của dân Việt lúc bấy giờ, nếu ai được bầu là hậu thần, hậu Phật sẽ được thờ cúng muôn đời. Bởi thờ Phật, thờ Thần thánh là tín ngưỡng hằn sâu vào tiềm thức của người Việt hàng ngàn năm nay. Những người được bầu hậu, tức là được thờ sau Thần sau Phật thì đương nhiên sẽ được khói hương thờ cúng mãi mãi cùng Phật cùng Thần Thánh. Với một ý niệm như vậy các học trò của ông Ngô Bảo đã khẩn khoản xin với thôn bầu thầy giáo củ họ là hậu Phật. Chính sự lo lắng quan tâm của học trò ông về tâm linh khiến người đời sau thực sự xúc động. Họ đã làm cho vong linh thầy giáo cũ được thanh thản mà lại phù hợp với tín ngưỡng của người Việt bấy giờ.

Văn bia chỉ ghi một câu chuyện, một sự việc nhỏ như vậy, song ý nghĩa giáo dục của nó rất lớn. Hơn bao giờ hết, nó mang lại cho người đọc về một lẽ sống có tình người, cao hơn nữa là tình thầy – trò, biểu thị mối quan hệ tôn sư trọng đạo mà ngày nay các thế hệ học trò vẫn còn phải học tập và suy ngẫm. Một thầy giáo dù dạy nghề, dạy chữ hay dạy những tri thức khoa học mà thực sự có tài năng và đức độ, sẽ đào tạo được một thế hệ học trò đích thực kế tiếp sự nghiệp mà thầy đang làm. Thầy giáo Ngô Bảo ở đây đã đỗ khoa Thư toán, từng làm “Thị nội Thư tả” thì 12 học trò của ông được kê tên trong bia cũng đều đỗ khoa Thư toán, đều kế tục công việc “Thị nội Thư tả” như ông, lại cũng có người làm quan đến “Phó sở sứ” giống ông. Hẳn rằng ông còn nhiều học trò đỗ hơn nữa. Thật là hạnh phúc cho người thầy giáo như vậy.

Bài học về sự “tôn sư trọng đạo” mà văn bia “Hậu Phật bi ký” ở xã Phú Thị - Gia Lâm dẫu cách chúng ta 250 năm vẫn mang tính thời sự nóng hổi cho mọi thế hệ học trò ngày nay và mai sau khi nhớ về thầy cô giáo cũ đã chắp cánh cho ta bay đến tương lai. 

Thông báo Hán Nôm học 1997 (tr.755-759)
Read more…

Một cụ bà tử vong khi đi khiếu nại tại Hà Nội

11:55 AM |


Theo TTXVN, sáng nay bà Nhung đã đến vườn hoa Lý Tử Trọng, không gây mất trật tự, không đăng biểu ngữ và người đột nhiên yếu đi và chết. Theo tuyên bố của Công an Hà Nội, do bà bị cảm nặng và tuổi cao nên dù đã cố gắng cứu chữa nhưng không thành công. Ngay sau đó, xác bà Nhung được giữ tại bệnh viện Xanh-Pôn.TTXVN cho biết bà Nhung đi “khiếu nại đòi giải quyết chế độ hưu trí”, đồng thời phủ nhận các nguồn tin của nhân dân phản ánh rằng do xô xát với lực lượng công an đến trấn dẹp đã gây ra cái chết của bà Nhung.

Trong thời gian vừa qua, quanh khu vực vườn hoa Lý Tự Trọng, Mai Xuân Thưởng tại Hà Nội đã có rất nhiều nông dân từ nhiều tỉnh thành tập trung đưa biểu ngữ cầu xin chính phủ giải quyết các vụ khiếu nại đất đai. Thanh tra Chính phủ cho biết, từ năm 2003 đến 2010 cơ quan hành chính Nhà nước các cấp đã tiếp nhận, xử lý hơn 1,2 triệu đơn thư khiếu nại tố cáo vấn đề liên quan đến đất đai chiếm 79%. Ngày 7/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã cho rằng tình trạng khiếu kiện đất đai đang ở mức rất nghiêm trọng và yêu cầu Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, tìm ra cái sai của từng sai phạm.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cơ chế nào giải quyết được tận gốc những bất ổn xã hội khiến nông dân bỏ xứ đội đơn đi cầu kiện vượt lên cấp Trung ương. Những vụ việc như tiếng súng Tiên Lãng hay cưỡng chế bằng công an ở Văn Giang đầu năm 2012 đã cho thấy động cơ mờ ám đằng sau các vụ thu hồi và cưỡng chế trái luật đã đẩy người nông dân vào bước đường liều lĩnh chống cự. Đây không phải là sự kiện đầu tiên và nếu nguyên nhân nảy sinh không được giải quyết tận gốc, sẽ không phải là sự kiện cuối cùng liên quan đến mâu thuẫn đất đai ngày càng gay gắt tại Việt Nam.

Minh Phong 
Nguồn: SM.

Hình ảnh về cái chết của cụ bà Hà Thị Nhung









Cụ Nhung tại vườn hoa lúc chưa bị công an đưa xác đi

Quang cảnh vườn hoa Lý Tự Trọng, nơi xảy ra vụ việc

Nguồn: Ba Sàm

Ối giời cao đất dày ơi! Sao lại để bà cụ đi mà không ai vuốt mắt cho cụ. Nhìn tấm liệm cụ bằng một biểu ngữ kêu cứu của dân oan mà không cầm được nước mắt!
Read more…

Lời nói suông không lọt được tai dân!

11:52 AM |

(Dân trí) – Lời nói không đi đôi với việc làm không có cơ hội để tồn tại. Hãy hành động và tạo ra giá trị. Người làm lãnh đạo chỉ thực sự có giá trị khi chính họ tạo ra được giá trị cho đất nước. Chí ít, hành động từ chức cũng là một giá trị.

Người dân quan tâm theo dõi kỳ họp của Quốc hội, đặt biệt là những phiên chất vấn, chứng tỏ chất lượng của dân trí và nhận thức về dân chủ ngày càng cao. Không khí chính trị của đất nước thực sự lành mạnh một khi có sự tham gia một cách tự giác và tự do của dân chúng. Sự tham gia đó được thể hiện bằng cách thông qua đại diện của dân trước nghị trường và đặc biệt là ý kiến đóng góp, phản biện của dân thông qua dư luận, báo chí.

Đại biểu Dương Trung Quốc đặt ra một vấn đề dân rất ưng bụng, đó là đừng nói lời xin lỗi nữa, mà hãy có hành động cụ thể hơn, hãy từ chức nếu như làm không được việc. Quá đúng, từ trước đến nay, lời xin lỗi được đưa ra rất nhiều, có khi bị lạm dụng. Ban đầu dân còn chia sẻ, nhưng nghe hoài cũng nhàm tai. Lời xin lỗi phải đi liền với sửa đổi, phục vụ nhân dân tốt hơn, đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội, tạo ra thành quả cho đất nước. Nếu không thì xin lỗi chẳng có ý nghĩa gì.

Dư luận đánh giá cao phát biểu chất vấn của đại biểu Dương Trung Quốc. Vấn đề ông Quốc đặt ra nghiêm túc, đúng tâm tư nguyện vọng của dân. Sự quyết liệt đoạn tuyệt với lời xin lỗi là để hướng đến hành động và trách nhiệm trước pháp luật. Những người đang giữ các cương vị lãnh đạo trong hệ thống chính quyền chắc chắn chia sẻ được với điều mà vị đại biểu này đặt ra, để sắp tới, sẽ không còn những lời xin lỗi chung chung. Dân chúng đón nhận một luồng sinh khí mới từ bộ máy công quyền, đó là chỉ có những con người sẵn sàng hành động và dám chịu trách nhiệm.

Lịch sử ghi lại nhiều vị quan cởi ấn từ quan, Chu Văn An, Nguyễn Trãi là những bậc hiền tài có nhân cách như vậy. Dâng “Thất trảm sớ” can vua chém đầu nịnh thần không được là từ quan, tự thấy mình không đủ sức gánh vác việc nước là từ quan. Với những con người này, làm quan là trọng trách, là hy sinh, không phải vì danh lợi. Là nhà sử học, đại biểu Dương Trung Quốc đưa dẫn chứng: “Đảng ta từng có một vị Tổng bí thư, người có công lớn trong Cách mạng Tháng 8-1945, sau khi nhận trách nhiệm chính trị về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất 1956 đã từ chức và tiếp tục phấn đấu để rồi ba thập kỷ sau trở lại với cương vị Tổng bí thư, kịp góp phần khởi động công cuộc Đổi mới trước khi từ trần”.

Những nhân cách lớn đó là những tấm gương sáng cho hôm nay.

Tiếc rằng, trên thực tế vẫn diễn ra “văn hóa chạy chức” nhiều hơn văn hóa từ chức. Nhiều diễn đàn, hội thảo nêu tệ nạn này nhưng chưa hạn chế được. Đặt vấn đề về văn hóa từ chức lúc này tuy muộn mằn nhưng còn hơn không, bởi vì lời nói suông không lọt được tai dân. Với thời đại thông tin ngày nay, con người dễ dàng xác định chân giá trị của cuộc sống. Mọi lời nói không đi đôi với việc làm không có cơ hội để tồn tại dù cho nó được biện minh hay che chắn như thế nào. Cho nên, hãy hành động và tạo ra giá trị. Người làm lãnh đạo chỉ thực sự có giá trị khi chính họ tạo ra được giá trị cho đất nước. Chí ít, hành động từ chức cũng là một giá trị.

Lê Chân Nhân
Nguồn: Dân trí.
Read more…

AI Video maker

pictory

Code type Ad code