HÃY TỪ BỎ CHẤT GÂY NGHIỆN CHẦU VỀ TRUNG CỘNG!

10:18 PM |

TS. Giáp Văn Dương: HÃY TỪ BỎ CHẤT GÂY NGHIỆN CHẦU VỀ TRUNG CỘNG!
Thoát Trung Luận
Giáp Văn Dương
18.7.2013



Thời gian gần đây, khi thảo luận về những nguy cơ đối với nước ta trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, về lựa chọn mô hình phát triển cho Việt Nam, về tình hình tranh chấp Biển Đông …, một số người thuộc giới trí thức trong và ngoài nước, dù chưa chính thức, cũng đã ít nhiều đi đến một nhận định chung: Cần thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc!

Tuy nhiên, nhận định này chưa bao giờ được viết ra một cách mạch lạc, có hệ thống, và dường như chỉ mới dừng ở mức trực giác. Vì thế, một bài luận nhằm phân tích rõ ràng về nhận định quan trọng này là cần thiết.



Tư tưởng thoát khỏi Trung Quốc thực ra không hề mới. Lịch sử nước ta có thể được diễn giải tương đối đầy đủ dưới góc nhìn thoát Trung. Phần lớn các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta đều mang trong mình một thông điệp nóng hổi: Thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc!


Sự kiện dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa và giành lại được độc lập sau gần một nghìn năm Bắc thuộc là một sự kiện hy hữu trên thế giới. Đó là kết quả của một quá trình thoát Trung bền bỉ kiên trì. Sau khi giành được độc lập, quá trình này được tiếp nối không chỉ ở các cuộc kháng chiến vệ quốc, mà còn ở các nỗ lực giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa ở các triều đại sau này.


Khi còn nhỏ, tôi đã từng ngạc nhiên khi đọc bài hịch của vua Quang Trung khích lệ tướng sĩ trước khi ra trận: “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để răng đen…”. Tôi đã tự hỏi, vì sao nhà Vua không chọn những biểu tượng lớn lao hơn mà lại chọn những điều nhỏ nhặt như vậy để động viên quân sĩ? Nhưng càng ngày tôi càng thấm thía: Đó là lòng kiên định của tổ tiên nhằm thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nền văn hóa Trung Hoa, ngay từ những việc nhỏ nhất.


Ý thức vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này là thường trực. Tuy nhiều lúc bị chao đảo bởi sự tấn công mạnh mẽ đến từ phương Bắc, nhưng mỗi khi cần đến thì ý thức vùng thoát này lại bùng lên dữ dội. Nỗ lực xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc như chữ Nôm của cha ông, và gần đây nhất là việc toàn dân đồng loạt chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, là minh chứng rõ ràng cho sự vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này.


Riêng với việc chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, có thể nói, đây là một cuộc thoát Trung ngoạn mục. Thành quả của nó thật đáng nể: Số người biết đọc biết viết tăng lên gấp bội, số lượng văn bản sử dụng chữ quốc ngữ chỉ trong một thời gian ngắn đã tăng lên gấp nhiều lần so với số văn bản chữ Nho của toàn bộ lịch sử nước ta trước đó. Cũng chính nhờ chữ quốc ngữ mà về mặt hình thức, ngôn ngữ của chúng ta đã thoát khỏi vòng kiềm tỏa của tiếng Hán. Tỷ như đến giờ phút này, nước Việt ta vẫn dùng chữ Nho để viết và giao tiếp với thế giới, thì đối với họ, ta có khác nào một quận huyện của Trung Quốc? Ta sẽ gặp khó trong việc thuyết phục họ rằng, ta là một quốc gia độc lập, có ngôn ngữ và văn hóa riêng.


Tên gọi của nước ta cũng không phải là một sự ngẫu nhiên. Đằng sau mỗi cái tên đều là một lời nhắn nhủ hoặc một mong đợi sâu thẳm. Ông cha ta đã chọn hai chữ Việt Nam để đặt làm tên nước. Việt Nam có nghĩa là tiến về phương Nam. Điều này có nghĩa là gì? Chỉ có thể cắt nghĩa: Tiến về phương Nam để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc. Đó là di lệnh của tổ tiên cho các thế hệ con cháu người Việt Nam mình.


Như thế, tổ tiên chúng ta bằng kinh nghiệm và trực giác, thông qua cách chọn tên nước, đã di lệnh cho con cháu: Muốn tồn tại thì phải tiến về phương Nam, thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc. Lịch sử mở nước của chúng ta trong thời cận đại có thể được hiểu là gì khác hơn việc thực hiện di lệnh của tổ tiên mình?


Nhưng điều không may cho chúng ta là nền văn hóa Trung Hoa có sức ảnh hưởng quá lớn. Nó như một đại nam châm hút các dân tộc xung quanh về phía mình. Nên dù luôn có ý thức vùng thoát khỏi ảnh hưởng của người Trung Quốc, dù đã được cha ông di lệnh kỹ càng, thì lịch sử của Việt Nam luôn là sự giằng xé giữa hai luồng vận động: Vùng thoát khỏi Trung Quốc và chầu về Trung Quốc.


Sở dĩ có sự giằng xé này là vì, trong suốt thời phong kiến, do sự hạn chế của phương tiện giao thông, thế giới bên ngoài đối với nước ta dường như chỉ có một mình Trung Quốc. Khi người của ta chưa đủ đông, kinh tế của ta chưa đủ mạnh, văn hóa của ta chưa đủ trưởng thành, thì việc chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cũng là điều dễ hiểu.


Nhưng ngày nay, thời thế đã đổi thay. Một em bé sinh ra ở một vùng quê hẻo lánh cũng có đủ thông tin để biết rằng, thế giới không chỉ có một mình Trung Quốc. Thế giới còn có nhiều nền văn hóa khác, mang nhiều giá trị tiến bộ hơn, đáng học hỏi hơn nền văn hóa Trung Hoa, đến mức bản thân người Trung Quốc cũng phải mau mau thay đổi để học hỏi những điều tiến bộ này. Trên thực tế, những vùng nào của Trung Quốc gỡ bỏ được một phần văn hóa Trung Hoa truyền thống để du nhập các giá trị văn hóa phương Tây như các Hồng Kông, Đài Loan… thì đều phát triển vượt bậc so với những phần còn lại của Trung Quốc lục địa.


Nhiều nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore cũng đã tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa thành công và trở thành những con rồng con hổ châu Á mới. Họ không chỉ giữ được độc lập, mà còn tiến nhanh thành một nước phát triển, được thế giới kính nể trọng vọng.


Hãy lấy trường hợp Nhật Bản làm ví dụ: Bằng cách thực hiện cuộc thoát Á nhập Âu từ nửa sau của thế kỷ 19, Nhật Bản đã tránh được ách nô lệ thực dân và phát triển thành cường quốc chỉ sau một thời gian ngắn. Thoát Á với Nhật Bản thời gian đó là gì, nếu không phải là thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa? Vì vậy có thể nói, chìa khóa để Nhật Bản phát triển thành công là thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.


Vậy thì tại sao chúng ta lại không làm như họ? Tại sao ta lại không vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc để phát triển, khi gương thành công đã bày ra trước mắt cả trăm năm, khi di lệnh của tổ tiên vẫn còn bên tai văng vẳng?


Câu trả lời chỉ có thể là: Tư tưởng chầu về Trung Quốc đã trở thành một quán tính tâm lý, một vô thức xã hội hay một phản xạ có điều kiện. Tư tưởng này đã ăn sâu vào đời sống ở nhiều dạng nhiều mặt nên khó lòng dứt bỏ được. Với người dân thì đó là sự tiếp nhận văn hóa Trung Hoa một cách vô tư hào hứng qua phim ảnh, sách báo… đến mức trẻ em thuộc sử Tàu hơn sử Ta, quen với đồ chơi Tàu hơn đồ chơi Ta. Thương nhân ta thì chỉ chăm chắm nhập hàng Trung Quốc giá rẻ về bán cho dân, dù biết là hàng kém và có nhiều độc hại. Ở mức quốc gia thì đó là sự ràng buộc đến mức vô lý về ý thức hệ vào người Trung Quốc, dẫn đến thua thiệt và bất bình đẳng trong bang giao quốc tế.


Những việc này đều diễn ra một cách trơn tru tự động, đến mức không mấy ai tự hỏi: Vì sao mọi chuyện lại quá dễ dàng như vậy? Câu trả lời hẳn nhiên là tư tưởng chầu về Trung Quốc đã bén rễ sâu trong tiềm thức của xã hội ta như một chất gây nghiện, tuy độc hại nhưng rất khó từ bỏ. Vì nếu từ bỏ thì sẽ gây ra đau đớn và chống chếnh phần nào. Nhưng từ xưa đến nay, có chất gây nghiện nào có lợi?

Trong hoàn cảnh đó, chỉ còn một cách duy nhất là quán chiếu để nhìn sâu hiểu kỹ tác hại của việc chầu về Trung Quốc, để thấy được mối nguy lâu dài của nó đối với đất nước thì may ra mới có thể dứt bỏ được.


Trước hết là về văn hóa: Có so sánh ra bên ngoài mới thấy, bản sắc văn hóa của ta quá đỗi mong manh. Lý do chính là văn hóa của ta đã bị áp đảo bởi văn hóa Trung Hoa trong suốt nhiều thế kỷ, nay càng bị áp đảo mạnh hơn bởi tiến bộ của phương tiện truyền thông. Nhiều người khi còn sống thì một chữ tượng hình bẻ đôi không biết, nhưng khi chết thì lại được cúng tế bằng các bài văn khấn chữ Nho. Chuông, khánh trong chùa dù mới đúc, cũng hết thảy được khắc bằng thứ chữ của người Hán dù chẳng ai đọc được. Truyền thanh truyền hình, tuy sống bằng tiền thuế của dân Việt Nam ta, lại ngày đêm truyền bá văn hóa Trung Hoa đến tận hang cùng ngõ hẻm. Thời sự hơn nữa thì phim về tổ tông được quay bên Trung Quốc, Vạn Lý Trường Thành được mang về Đà Lạt... Ôi thôi, biết bao nhiêu mà kể!


Xin hỏi: Một dân tộc được định hình chính bởi cái gì? Có phải là bởi đất đai, tài nguyên của dân tộc đó hay không? Chắc hẳn là không. Người ta phân biệt dân tộc này với dân tộc khác bởi chính văn hóa của nó. Nay văn hóa của ta đang bị áp đảo mà dân ta lại vui vẻ cổ vũ chấp thuận, thì khác nào tay ta đã yếu, mắt ta đã chậm mà ta lại tự mua dây về bịt mắt trói tay mình?


Chính do sự áp đảo của văn hóa Trung Hoa nên những thói hư tật xấu của họ đã tìm được đất sống và tác oai tác quái ở ta. Nạn chuộng bằng cấp hư danh, tệ mua quan bán chức, thói tầm chương trích cú, ếch ngồi đáy giếng, ngông nghênh coi thường chân lý, bệnh phụ mẫu quan phương, chính trị thống soái …– những đặc trưng của văn hóa hủ nho Trung Quốc không hề giảm đi trên đất Việt Nam ta mà ngược lại, như rồng gặp nước, múa may phát triển tràn lan, biến hóa gây hại không biết bao nhiêu mà kể. Vì sao vậy? Vì không sáng tạo ra chỉ học đòi bắt chước, nên nhiều người mang lòng kính sợ, nhất nhất tuân theo không dám đổi thay, nên chỉ nhăm nhắm chầu về, nghiêm cẩn như học trò đối với ông thầy.


Nay những thói hư tật xấu này đang tác oai tác quái làm suy đồi văn hóa và đạo đức của ta quá thể. Bệnh hình thức hư danh, tật khoe khoang thành tích, thói hành dân, nịnh trên lừa dưới, tệ chạy chức chạy quyền… đã thành phổ biến , nên không còn cách nào khác là phải dứt bỏ để học những giá trị tiến bộ của phương Tây như dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, thực học thực nghiệp… thì mới có thể tiến kịp người.


Ta phải tự gỡ bỏ tấm khăn đang bịt mắt ta ra, phải vứt bỏ sợi dây đang trói buộc mình thì bàn tay khối óc mới được giải phóng, hoa thơm trái ngọt của sự sáng tạo mới được thành tựu. Còn như chỉ mê muội sùng kính những thứ người ta đã phải bỏ đi, thì mãi lếch thếch lôi thôi cũng là điều tất yếu!


Thứ hai là về kinh tế: Việt Nam ta đang bị áp đảo trong thương mại đối với người Trung Quốc. Nhập siêu từ họ lên đến 90% so với tổng nhập siêu của cả nước ta. Trong khi đó, xuất khẩu từ ta sang họ chỉ chiếm một phần rất nhỏ, lại chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng nông sản, là những thứ mà giá trị chẳng được bao nhiêu. Vậy có thể nói, về kinh tế, chúng ta đang phụ thuộc vào họ một cách nặng nề. Nền kinh tế của ta đang ở mức chông chênh, có thể sụp đổ khi họ chủ tâm đóng cửa.


Nhưng điều đáng lo hơn cả là những người có thẩm quyền lại không thấy sự bất thường này. Những dự án lớn hầu hết đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tỷ như, 90% các dự án tổng thầu gần đây đã rơi vào tay họ. Chất lượng của những công trình này rất kém, vì một lẽ giản đơn: Trình độ về công nghệ của họ còn thấp, việc tôn trọng môi trường và văn hóa bản địa họ chẳng quan tâm. Hàng hóa xuất phát từ Trung Quốc luôn bị thế giới cảnh báo là độc hại và kém chất lượng. Chính họ đã gây ra nhiều vấn nạn về văn hóa và môi trường trong nước họ. Vậy thử hỏi, vẫn những con người đó sang nước ta thì làm sao có thể làm tốt cho được?


Đáng tiếc thay, tư duy chộp giật, “sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi” của nhiều người có trách nhiệm đã dung túng tình trạng này, gây hại lâu dài cho nền kinh tế. Việc này ta phải trách ta trước hết, vì nếu ta không tiếp tay thì làm sao họ có thể tác oai tác quái. Tiếp tay cho họ hại mình, thời buổi cạnh tranh, hỏi có khác nào mua dây để tự trói chân mình. Mà đã mua dây để tự trói chân mình thì làm sao có thể đi nhanh đi xa cho được?


Chính vì thế, bên cạnh việc vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa về văn hóa, chúng ta cần tìm cách thoát khỏi vòng kiềm tỏa về kinh tế. Nhà nước cần có chính sách giảm thiểu nhập siêu từ Trung Quốc, khuyến khích người trong nước sản xuất kinh doanh. Người Việt phải xây dựng được một nền kinh tế độc lập so với người Trung Quốc, phải mở được những lối đi riêng, tạo dựng được những mô hình phát triển khác hẳn so với họ. Phải phấn đấu trở thành hội điểm đầu tư và thương mại toàn cầu. Việc này nói thì dễ mà làm thì rất khó. Nhưng không vì thế mà không gắng sức, vì tương lai dân tộc phụ thuộc phần nhiều vào chính chỗ này.


Thứ ba là về chính trị: Nước ta đang có một sự ràng buộc kỳ quặc về ý thức hệ đối với người phương Bắc. Họ làm gì thì sớm muộn ta cũng làm theo như bị thôi miên. Rất nhiều khổ đau trong lịch sử của ta đã có nguồn gốc từ việc làm theo như họ.


Dân ta khác, phong hóa của ta khác, đất đai vị thế của ta khác, vậy hà cớ gì ta phải dập khuôn theo? Đành rằng, trước đây ta chỉ biết đến Trung Hoa nên triều chính phải rập khuôn bắt chước, tuy đáng trách những có thể cảm thông. Nhưng nay thế thời đã đổi, thế giới đã mở rộng muôn phương, mà sao ta vẫn nhăm nhắm hướng về phương Bắc? Bao phen cửa nát nhà tan, bị đè đầu cưỡi cổ, mà sao vẫn chưa hết tỉnh hết mê? Lẽ nào, luồng tư tưởng chầu về Trung Quốc, tưởng chừng sẽ nhạt đi khi thế giới được mở rộng ra, lại một lần nữa giở trò mánh khóe kéo chìm ta xuống đáy?


Vì sao vậy? Vì đâu vậy? Vì sự u mê đã đến mức thâm căn cố đế, hay vì đặc quyền đặc lợi của một nhóm người? Di lệnh của tổ tiên và những bài học lịch sử vì sao không còn tác dụng? Dù câu trả lời là thế nào đi chăng nữa thì trên thực tế, sự ràng buộc kỳ quặc về ý thức hệ này đã gây ra nhiều thua thiệt cho ta trong quốc tế bang giao, làm mất đi nhiều cơ hội làm ăn của ta với thế giới bên ngoài. Người ngã xuống vì biên cương hải đảo ta cũng chẳng dám vinh danh… Hỡi ôi!


Thời thế đã đổi thay. Thế giới ngày nay không chỉ có một mình Trung Quốc. Đoàn thuyền ra khơi phần đông đều đi theo một hướng, vậy lẽ gì ta phải tách nhóm đi riêng với kẻ vẫn bắt nạt mình? Sợi dây trói tay trói chân gỡ ra còn chưa được, vậy cớ gì ta lại mua dây để tròng đầu tròng cổ ta thêm?


Và cuối cùng là chủ quyền bị đe dọa: Khi chân tay ta bị trói, đầu cổ ta cũng chẳng được tự do, mắt ta cũng bị buộc nhìn về một hướng, thì thân thể ta làm sao mà vẹn toàn tự chủ? Sự trỗi dậy của người Trung Quốc tất yếu dẫn đến việc họ mở rộng biên giới quốc gia. Tranh chấp với xung quanh là điều khó tránh khỏi. Điều này họ đã công khai thừa nhận. Biển Đông đã nổi sóng. Giờ việc ta cần làm là hãy nhanh nhanh tự cởi trói cho mình, làm cho ta hùng mạnh thêm lên thì mới có thể giữ được vẹn toàn cương thổ.


Khi lực ta còn yếu thì mắt ta phải nhìn xa trông rộng, phải tìm cách kết thân với những kẻ có thế có quyền, có cùng lợi ích cùng mối lo âu để đồng tâm đối phó. Muốn vậy ta phải thiện chí thành tâm, đặt lợi ích quốc gia lên trên những tính toan nhỏ nhặt. Tình thế đã trở nên nguy ngập. Nước Việt ta đang đứng trước một lựa chọn lịch sử: Thoát Trung để phát triển hay cam tâm làm nô lệ một lần nữa?


Là người Việt, không ai muốn trở thành nô lệ ở bất cứ dạng nào. Điều này có nghĩa, lựa chọn duy nhất là vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người Trung Quốc để phát triển.


Vậy thì, hãy làm một cuộc thoát Trung toàn diện để hội nhập cùng thế giới và kiến tạo một kỷ nguyên phát triển mới!


Hãy tỉnh cơn mê, dứt cơn mộng mị! Hãy từ bỏ chất gây nghiện chầu về Trung Quốc! Hãy cởi bỏ tấm khăn bịt mắt! Hãy vứt sợi dây đang trói tay, trói chân, tròng cổ, tròng đầu!


Hãy trở về với di lệnh của tổ tiên: Thoát Trung hay là chết!

Nguồn: Viet-Studies
Đăng lần đầu tại đây Thứ Năm, ngày 18 tháng 7 năm 2013
Read more…

Ý đồ khống chế Đông Nam Á của Trung Quốc

1:11 PM |

Tình hình trên biển Đông hiện nay phản ánh ý đồ của Trung Quốc muốn khống chế cả Đông Nam Á, đồng thời cho thấy sự bất khuất của Việt Nam.

Ý đồ khống chế Đông Nam Á của Trung Quốc
Tàu hải cảnh Trung Quốc hung hăng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải
Đó là bình luận của cựu quan chức ngoại giao, sử gia Ý Sergio Romano được hãng thông tấn CNA (Đài Loan) đăng tải tối 18.5, trong bối cảnh VN đang có những phản ứng kiên quyết, hợp pháp trước hành vi xâm phạm của Trung Quốc (TQ). Ông Romano nhận định trong vấn đề lãnh thổ TQ vẫn còn “giữ tư tưởng của thời kỳ phong kiến, xem các quốc gia láng giềng là nước chư hầu”. Tương tự, tờ South China Morning Post (Hồng Kông) cũng đăng bài viết của nhà bình luận kỳ cựu Philip Bowring cảnh báo hành vi hiện nay của TQ ở biển Đông là “hung hăng, ngạo mạn, mang tính chủ nghĩa bá quyền Đại Hán”. Cũng trong ngày 18.5, Bloomberg đăng bài bình luận cho rằng với sự hung hăng của TQ ở Đông Nam Á, có vẻ như nước này đang đi theo chính sách của các đế quốc thời trước Thế chiến 2. Theo bài báo, yêu sách đường lưỡi bò phi lý của TQ ở biển Đông đang khiến dư luận nhớ lại bản “21 yêu sách” mà đế quốc Nhật đưa ra vào năm 1915 nhằm buộc chính quyền TQ khi đó phải nhượng bộ về lãnh thổ, đường sắt, mỏ than… Theo Bloomberg, chủ trương khăng khăng đòi đàm phán song phương về tranh chấp nhằm lợi dụng ưu thế nước lớn của TQ chẳng khác nỗ lực của các đế quốc cô lập nước này về mặt ngoại giao trước Thế chiến 2.
Nhu cầu đối nội
Sử gia Romano phân tích thêm, vụ đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển VN cho thấy TQ không chỉ có mưu đồ độc chiếm biển Đông mà còn muốn thỏa mãn chủ nghĩa dân tộc cực đoan và giấc mộng “đế quốc”. Ông chỉ ra sự tăng trưởng vượt bậc của TQ mấy chục năm qua cũng kéo theo nhiều nhân tố có thể gây bất ổn như tham nhũng tràn lan, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, môi trường bị hủy hoại… dẫn đến bất bình trong xã hội. Vì thế, có thể chính quyền tin rằng bành trướng lãnh thổ là một cách làm giảm áp lực trong nước. Trước đó, nhà phân tích Ely Ratner tại Trung tâm an ninh Mỹ (CNAS) cũng nhận định việc TQ gây căng thẳng với VN trong thời điểm này chứng tỏ yêu cầu cấp bách về chính trị và đối nội đã lấn át tính logic trong chiến lược của Bắc Kinh, theo báo mạng Business Insider.
Trong khi đó, Giáo sư chính trị quốc tế Mark Beeson tại ĐH Murdoch (Úc) cho rằng thật khó biết vụ đưa giàn khoan trái phép vào VN được thực hiện theo chính sách phối hợp từ trên xuống hay chỉ là chủ trương của quân đội, tập đoàn dầu khí hoặc chính quyền địa phương, theo báo The Japan Times. Trong một nghiên cứu hồi năm 2012, Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (Crisis Group) ở Bỉ đã chỉ rõ tuy chiến lược độc chiếm biển Đông của TQ có thống nhất từ trên xuống về chính trị và ý đồ, nhưng về cụ thể thì đa phần “mạnh ai nấy làm”. Nhiều lực lượng, đơn vị, chính quyền địa phương ở TQ đua nhau tăng cường hành động trên biển Đông để giành phần trong ngân sách trung ương cũng như tăng cường vị thế.
Ép buộc nước nhỏ
Từ những hành động ngang ngược của TQ trong thời gian qua ở biển Đông, Giáo sư Patrick Cronin tại CNAS nhận định với Bloomberg rằng giới lãnh đạo TQ đang thực hiện mô hình “chấp nhận nguy cơ bằng cách dùng sức ép để củng cố tuyên bố chủ quyền biển” và muốn “các nước láng giềng phải lựa chọn hợp tác theo điều kiện của TQ hoặc gây sức ép chiến thuật đối với những quốc gia ngăn cản sự trỗi dậy của nước này”. AFP thì dẫn lời chuyên gia Ernie Bower tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) nói ông không có gì ngạc nhiên nếu TQ tiến tới lập vùng nhận diện phòng không ở biển Đông và đó sẽ “không phải là hành động khiêu khích cuối cùng”. Ngoài ra, một nhà ngoại giao châu Á nhận định nhiều nước Đông Nam Á đang quan ngại khả năng TQ muốn đạt được ngày càng nhiều lợi ích bằng cách khiêu khích các nước láng giềng. Chiến thuật có nguy cơ làm thay đổi diện mạo khu vực nếu các nước nhỏ hơn trong khu vực không có được sự ứng phó thống nhất. Có lẽ do vậy mà biên tập viên Zachary Keck của chuyên san The Dilopmat (Nhật) đã kêu gọi các nước ASEAN tham gia tranh chấp ở biển Đông nên ngồi lại giải quyết bất đồng rồi cùng hiệp sức ứng phó các hành động của TQ.
Văn Khoa
Nguồn: Thanhnien
Read more…

Trung Quốc dùng tàu cá bọc sắt tăng cường tấn công tàu Việt Nam

1:09 PM |

(TNO) Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, tại nơi Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyan Shiyou-981) thuộc đảo Tri Tôn, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam, có đến 3 lớp tàu làm nhiệm vụ bảo vệ, hộ tống giàn khoan này.

 
Mũi nhọn là đặc trưng của tàu cá Trung Quốc ở Hoàng Sa
Cụ thể, phía trong cùng là tàu chiến đấu của Hải quân Trung Quốc (các loại như: Hộ vệ tên lửa, khu trục hạm, tuần tiễu tấn công nhanh, tên lửa tấn công nhanh...).
Lớp giữa gồm các tàu trọng tải lớn của lực lượng hải giám, hải tuần; ngoài cùng là các tàu hạng trung (trọng tải từ 500 - 2.500 tấn) của hải cảnh, hải giám.
Đặc biệt, trong những ngày gần đây, phía Trung Quốc còn huy động thêm lực lượng tàu cứu kéo, tàu cá vỏ sắt tham gia ứng trực ở các hướng, tăng cường đâm va, cản phá các tàu của Cảnh sát Biển, Kiểm ngư Việt Nam, đang làm nhiệm vụ chấp pháp.
Theo các kiểm ngư viên thuộc Cục Kiểm ngư Việt Nam, các tàu cá bọc sắt của Trung Quốc có tải trọng lớn (450-500 tấn), chuyên chở nhiều thuyền viên - ngư lưới cụ và lương thực thực phẩm nhằm đánh bắt lâu ngày trên biển. Nguy hiểm nhất là các tàu đánh cá này của Trung Quốc được bọc thêm sắt dày ở phần mũi nhọn và phía dưới mũi, phần chìm dưới nước, thường có phần sắt tròn (người đi biển gọi là “quả lê”), chuyên dùng để đâm húc các tàu làm nhiệm vụ chấp pháp của Việt Nam..
 
Thường có 2-3 chiếc đi cùng nhau, chặn ủi tàu Kiểm ngư VN
 
Tàu cứu kéo và đánh cá của Trung Quốc phối hợp với nhau
 
2 tàu đánh cá bọc sắt tham gia tấn công cùng Hải cảnh 32101
 
Tàu cá Trung Quốc tấn công tàu Kiểm ngư Việt Nam Vùng 3 theo sự chỉ huy của tàu Hải cảnh 44103 (bên phải hình)
 
Tàu cá Trung Quốc (bên trái) đâm thẳng vào tàu Kiểm ngư Việt Nam, khiêu khích thủy thủ đoàn
 
Tàu cá 98009 của Trung Quốc áp sat mạn tàu Việt Nam
Mới đây, tàu cá Trung Quốc bọc sắt đã tấn công tàu Vạn Hoa 797 làm nhiệm vụ chấp pháp trên biển Hoàng Sa của lực lượng Kiểm ngư Vùng 3, làm hư hỏng tàu và còn áp sát các tàu khác, ném vật cứng lên khiêu khích...
PV Báo Thanh Niên, trong thời gian làm nhiệm vụ cùng các tàu Kiểm ngư Việt Nam tại vùng biển Tri Tôn (Hoàng Sa, Đà Nẵng) đã ghi lại được một số tư liệu về phương thức thủ đoạn của nhiều tàu cá Trung Quốc bọc sắt, trong quá trình ngăn cản tàu Kiểm ngư Việt Nam.
Mai Thanh Hải
Theo Thanhnien
Read more…

Nhiều nước chỉ trích Trung Quốc

1:08 PM |

Việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 bất hợp pháp trong vùng biển của VN đã trở thành vấn đề nóng trong cuộc họp báo nhân chuyến thăm VN của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel.

Nhiều nước chỉ trích Trung Quốc
Tàu Trung Quốc hung hăng dùng vòi rồng phun nước tấn công tàu VN trên vùng biển VN - Ảnh: Lê Quân chụp lại từ clip
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho biết đã thảo luận tình hình ở biển Đông với phía VN nhiều lần. “Chủ đề này là một vấn đề chính trong các tham vấn giữa Mỹ và VN, đặc biệt là trong những năm tôi tham gia vào các chính sách châu Á”, ông nói. Ông D.Russel cho biết đã được phía VN thông báo về tình hình liên quan đến giàn khoan 981 của Trung Quốc (TQ) trong chương trình làm việc hai ngày 7 - 8.5 tại Hà Nội.
“Chúng tôi phản đối bất cứ động thái khiêu khích nào của các tàu”
 
Chúng tôi hết sức lo ngại về cách hành xử nguy hiểm và sự dọa dẫm bằng tàu bè tại khu vực tranh chấp
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki
Trả lời câu hỏi về hành động hung hãn của các tàu TQ khi đâm vào các tàu VN trong vụ giàn khoan 981, ông D.Russel cho biết Mỹ rất quan ngại về bất cứ hành vi nguy hiểm nào trên biển. “Chúng tôi phản đối bất cứ động thái khiêu khích nào của các tàu, đặc biệt là ở những vùng biển đang tranh chấp. Đó là lý do chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh thông điệp phải sử dụng các biện pháp hòa bình, ngoại giao và qua các phương tiện truyền thông, mỗi bên phải quản lý mình trong những hành xử an toàn, có trách nhiệm, thích đáng. Tất cả các bên cần phải kiềm chế”, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố.
Ông D.Russel khẳng định tăng cường quan hệ đối tác giữa VN và Mỹ là một phần trong kế hoạch can dự rộng hơn của Mỹ ở khu vực châu Á. “Chúng tôi rất quan tâm đến châu Á - Thái Bình Dương vì có gắn trực tiếp với lợi ích kinh tế, an ninh lâu dài của Mỹ. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang làm việc thúc đẩy các mối quan hệ song phương mạnh mẽ hơn, hỗ trợ các thể chế ở khu vực như ASEAN, EAS, APEC…”. Ông khẳng định kể từ khi công bố quan hệ Đối tác toàn diện, đã có những tiến bộ đáng kể trong quan hệ song phương Mỹ - Việt. Chuyến thăm tới Hà Nội lần này của ông cũng nhằm thúc đẩy quan hệ này cũng như tăng cường các cơ chế đối thoại, hợp tác giữa hai bên.
Tại Hà Nội, ông D.Russel và Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã tham gia Đối thoại Mỹ - VN vùng châu Á - Thái Bình Dương. Ông D.Russel cũng đã có những cuộc gặp với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, lãnh đạo khối Đảng, Chính phủ...
 
Chúng tôi hết sức lo ngại trước thông tin nhiều tàu VN bị làm hư hại và một số người bị thương
Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho biết các cuộc thảo luận tập trung vào Đông Nam Á và châu Á nói chung, làm thế nào để VN và Mỹ tiếp tục hợp tác để thúc đẩy hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế và hợp tác. Một số vấn đề khác cũng được thảo luận gồm có vấn đề sông Mekong, biến đổi khí hậu, Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhân quyền... Trong các cuộc gặp ông D.Russel cũng đã cung cấp thông tin về chuyến thăm gần đây của Tổng thống Obama đến Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Nhấn mạnh chuyến thăm khẳng định lại sự can dự tiếp diễn và mạnh mẽ của Mỹ ở khu vực và ở VN.
“Hết sức lo ngại về cách hành xử nguy hiểm và sự dọa dẫm”
Trong một diễn biến khác, tại cuộc họp báo ngày 7.5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tiếp tục khẳng định quan điểm của Washington rằng việc TQ đặt giàn khoan là hành động “khiêu khích”. “Chúng tôi hết sức lo ngại về cách hành xử nguy hiểm và sự dọa dẫm bằng tàu bè tại khu vực tranh chấp”, bà Psaki nói. Quan điểm này được tái khẳng định trong một thông cáo riêng về vụ việc đăng trên website của Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó. “Hành động đơn phương này dường như là một phần mô thức hành xử rộng lớn hơn của TQ nhằm thúc đẩy yêu sách đối với lãnh thổ tranh chấp một cách gây nguy hại cho hòa bình và ổn định trong khu vực”, thông cáo viết. Hãng Reuters dẫn lời một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ nói: “Chúng tôi rõ ràng rất lo ngại về việc này. Chúng tôi đã truyền đạt mối lo ngại đến với phía TQ”.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cũng đăng tải một thông cáo trên website chính thức nói rằng ông vô cùng lo ngại việc TQ triển khai hàng chục tàu hải quân nhằm yểm trợ hành động đặt giàn khoan. Ông McCain khẳng định TQ sẽ phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm vì “nỗ lực đơn phương hòng thay đổi hiện trạng” và kêu gọi toàn thể các quốc gia có trách nhiệm hãy yêu cầu các lãnh đạo TQ xuống thang căng thẳng ngay lập tức.
 
Singapore thúc giục ASEAN và TQ hãy nỗ lực để sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC)
Bộ ngoại giao Singapore
Trong cuộc họp báo hôm qua, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga cũng nói Tokyo vô cùng lo ngại trước cách hành xử của TQ và thúc giục Bắc Kinh kiềm chế thực hiện các hành động khiêu khích. “Chúng tôi hết sức lo ngại trước thông tin nhiều tàu VN bị làm hư hại và một số người bị thương”, hãng AFP dẫn lời ông Suga.
Bộ Ngoại giao Singapore cũng phát đi một thông cáo cho biết nước này lo ngại về các diễn biến gần đây ở biển Đông, đồng thời kêu gọi các bên hãy kiềm chế và tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế, gồm cả Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS). Trong thông cáo đăng trên website, Bộ Ngoại giao Singapore thúc giục ASEAN và TQ hãy nỗ lực để sớm đạt được Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).
Trong phần bình luận về vụ giàn khoan, hai chuyên gia về Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) Ernest Bower và Gregory Poling khẳng định TQ đã vi phạm UNCLOS. “Nó rõ ràng cũng trái với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông mà TQ ký với các thành viên ASEAN, gồm cả VN. Trong thỏa thuận đó, mọi bên cam kết có trách nhiệm tự kiềm chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định”.
Trường Sơn - Sơn Duân
Read more…

Đâm tàu Việt Nam, Trung Quốc ngang nhiên nói không có 'đụng độ'

12:59 PM |

(TNO) Bất chấp quan ngại từ nhiều quan chức cấp cao và chuyên gia quốc tế về hành động đâm tàu Việt Nam của Bắc Kinh trên biển Đông mới đây, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình vào ngày 8.5 cho rằng đó không phải là một vụ “đụng độ”. 


Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng công suất cao phun nước vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam ngày 3.5 vừa qua - Ảnh: Tư liệu
Phát biểu với phóng viên bên lề một diễn đàn ở Bắc Kinh, ông Bình còn nói thêm rằng Việt Nam và Trung Quốc có thể giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển một cách hòa bình, Reuters đưa tin.
Điểm lại diễn biến hành động xâm phạm của Trung Quốc, ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, cho biết từ ngày 1.5 giàn khoan HD-981 và các tàu hộ vệ của TQ đã di chuyển vào vùng biển Việt Nam và đến hôm 2.5 đã hạ đặt tại vị trí lô 143 nằm hoàn toàn trong vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lý.

Hình ảnh tàu Trung Quốc cố tình đâm vào các tàu thực thi pháp luật, tàu Cảnh sát biển và tàu Kiểm ngư của Việt Nam  (PVThanh Niên Online quay lại từ clip được Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố tại cuộc Họp báo quốc tế về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam vào chiều 7.5)
Đến thời điểm này Việt Nam đã có 8 cuộc làm việc với phía Trung Quốc, trong đó có 6 cuộc gặp trực tiếp tại Hà Nội và Bắc Kinh, 2 cuộc điện đàm đàm phán cấp Chính phủ giữa hai nước, giữa Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì.
Miêu tả diễn biến thực địa, ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam cho biết Trung Quốc đã đưa đến hiện trường 80 tàu các loại tham gia bảo vệ, phục vụ hoạt động giàn khoan HD-981, trong đó có 7 tàu quân sự.
Phía Việt Nam đã ghi nhận số hiệu 2 tàu là tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tuần tiễu tấn công nhanh 753 cùng 33 tàu hải giám, hải cảnh, ngư chính và các tàu vận tải, tàu cá, tàu phục vụ khác.
Ông Thu cho biết, các tàu của Trung Quốc được sự yểm trợ của máy bay, đã chủ động đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng công suất lớn, dùng súng bắn nước nhắm thẳng vào tàu Việt Nam, làm hư hỏng thiết bị, gây thương tích cho các kiểm ngư viên Việt Nam.

Tàu Trung Quốc đâm vào mạn tàu của Cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh: Tư liệu


Một Kiểm ngư viên của VN bị thương do mảnh kính bắn vào khi tàu Trung Quốc dùng vòi rồng phun nước làm vỡ kính trên tàu - Ảnh: Tư liệu
Khẳng định Việt Nam hiện nay không sử dụng các tàu quân sự để xua đuổi giàn khoan 981, ông Thu cho biết lực lượng chấp pháp Việt Nam đã thể hiện kiên trì, kiềm chế trước hành động hung hăng, ngang ngược của các tàu Trung Quốc, nhưng vẫn kiên quyết đấu tranh bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ông Thu cũng cho biết, lực lượng Việt Nam không hề khống chế, bắt giữ đối tượng Trung Quốc nào tại khu vực này.
Sau khi chính thức có thông tin tàu Trung Quốc đâm và bắn nước vào tàu Việt Nam trên vùng biển Việt Nam mà Bắc Kinh đặt giàn khoan trái phép, Mỹ, trong đó có Thượng nghị sỹ John McCain, cùng các nước đồng minh là Nhật Bản và Singapore đã đồng loạt bày tỏ quan ngại trước hành động đơn phương “gây hấn” của Trung Quốc, cho rằng động thái này sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Hoàng Uy
Read more…

Trung Quốc đưa Máy bay, tàu chiến đe dọa

12:52 PM |

Máy bay, tàu chiến đe dọa

Trong khi lực lượng chấp pháp VN vẫn kiên trì bằng biện pháp hành chính yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan và lực lượng bảo vệ trái phép ra khỏi vùng biển VN thì phía họ không ngừng gia tăng máy bay và tàu chiến hung hăng đe dọa quân sự.

Máy bay, tàu chiến đe dọa
 Tàu hải cảnh cỡ lớn của TQ chặn đường tuần tra chấp pháp của lực lượng cảnh sát biển - Ảnh: Hoàng Sơn
Thông qua hệ thống thông tin liên lạc trên tàu cảnh sát biển VN đang làm nhiệm vụ ở biển Hoàng Sa, PV Thanh Niên chứng kiến phía Trung Quốc (TQ) tiếp tục “đổ” một lượng lớn tàu các loại xuống biển Đông, hòng uy hiếp lực lượng chấp pháp của VN.
Tàu chiến rượt đuổi trên biển
Đêm trên biển Hoàng Sa không khác gì một thị trấn bởi ánh đèn pha của hàng loạt các loại tàu TQ đang hoạt động bảo vệ giàn khoan đặt trái phép trong vùng biển VN. Nhìn lên màn hình radar, thượng úy Lê Trung Thành, thuyền trưởng tàu cảnh sát biển (CSB) 4033, cho biết qua kiểm đếm sơ bộ, số tàu TQ cách giàn khoan khoảng 10 hải lý có đến hàng chục chiếc. Khi vào sâu hơn, con số này lên đến trên 100 chiếc. Để tiếp cận yêu cầu phía TQ rút giàn khoan khỏi vùng biển VN, các tàu chấp pháp của VN phải vượt qua số lượng tàu TQ ken đặc. Nhưng khi đến gần để tuyên truyền bằng lời lẽ qua loa phát thanh thì đều vấp phải sự cản phá hung hăng, thô bạo của phía TQ.
 
Ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN-PTNT) cho biết đến ngày 19.5, phía TQ tiếp tục điều thêm 2 tàu, nâng tổng số lên 136 tàu tập trung xung quanh giàn khoan, trong đó có 4 tàu quân sự, 59 tàu cá vỏ sắt. Trong ngày, máy bay TQ thực hiện 2 chuyến bay ở độ cao 1.000 m và duy trì 1 máy bay trực thăng trên giàn khoan. Ngoài ra, phía TQ còn có khoảng 30 tàu cá vỏ sắt thường xuyên vây ép, đâm va các tàu cá VN. Đoàn công tác do Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Ngọc Oai làm trưởng đoàn hôm qua đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo trực tiếp hoạt động của lực lượng kiểm ngư.
P.Hậu
Suốt hành trình trong chuyến công tác dài ngày trên biển, PV Thanh Niên đã chứng kiến tàu hộ vệ tên lửa của TQ mang mã hiệu 571 liên tục áp sát đội hình tàu CSB VN để đe dọa. Mới đây, vào ngày 17.5, trên đường tiếp cận giàn khoan, biên đội tàu CSB chạm trán hai tàu chiến của TQ. Trong đó, tàu chiến 789 được xác định là tàu tuần tiễu tấn công nhanh lớp Hải Thanh và tàu 755 là tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Hậu Tấn. “Đây là 2 con tàu mới nhất mà chúng tôi ghi nhận được trên biển Hoàng Sa. Rất có thể, những tàu chiến này được TQ điều động tăng cường hoặc thay ca những chiếc trước đó”, thuyền trưởng Lê Trung Thành nhận định.
Máy bay chiến đấu uy hiếp trên đầu
Chiều 19.5, Bộ Tư lệnh CSB VN cho biết trong buổi sáng cùng ngày, lực lượng này đã nhiều lần phát hiện máy bay chiến đấu của TQ bay lượn phía trên các tàu chấp pháp của ta tại vùng biển bị TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trái phép. Loại máy bay chiến đấu kiểu JH-7 đã bay 4 vòng phía trên các tàu của các lực lượng chấp pháp của VN lúc 9 giờ 6 phút sáng 19.5 ở độ cao dưới 1.000 m. Sau đó, lúc 9 giờ 28 phút thì chiếc máy bay này đã bay về hướng bắc ra khỏi tầm kiểm soát của ta. Đến lúc 11 giờ 30 phút, lực lượng VN tiếp tục phát hiện 1 máy bay cánh bằng của TQ bay 2 vòng phía trên tàu CSB ở độ cao 250 m.
 Bộ Tư lệnh CSB cũng cho hay, trên mặt biển, các tàu bảo vệ giàn khoan của TQ rất dày đặc, bố trí hàng lối theo nhiều hướng. Bên cạnh đó, các tàu cá vỏ sắt của TQ đã nhiều lần áp sát và sẵn sàng lao vào đâm va với tàu cá vỏ gỗ của ngư dân VN. Lúc 8 giờ 8 phút ngày 19.5 có ít nhất 3 tàu của TQ đã áp sát, phun nước vào tàu của VN. Lúc 9 giờ, 6 tàu TQ đã ra ngăn cản, chủ động đâm va tàu CSB số hiệu 8003 của VN.
Trong tình hình như vậy, thiếu tướng Hoàng Văn Đồng, Phó chính ủy Bộ Tư lệnh CSB khẳng định các tàu chấp pháp của VN đã kiên trì tiếp cận giàn khoan Hải Dương - 981 ở khoảng cách 6 - 6,5 hải lý gọi loa tuyên truyền, yêu cầu TQ rút giàn khoan và các tàu bảo vệ khỏi vùng biển VN. “Các cán bộ, chiến sĩ lực lượng CSB luôn xác định tốt nhiệm vụ, ý chí quyết tâm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”, thiếu tướng Đồng nói.
Sửa xong là lên đường làm nhiệm vụ
Chiều 19.5, tàu CSB VN mã hiệu 2013 đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). Thuyền trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết sẽ tiến hành sửa chữa lại thân tàu, gia cố lan can sau. “Chúng tôi sẽ tiếp tục lên đường, hướng về Hoàng Sa. Dù gặp rất nhiều khó khăn khi tuần tra, tiếp cận giàn khoan trái phép để yêu cầu phía TQ rút đi, nhưng anh em chúng tôi ai cũng một lòng, quyết tâm cao để hoàn thành nhiệm vụ”, thuyền trưởng Tuấn Anh nhấn mạnh.
Hoàng Sơn - Đan Hạ
Nguồn: Thanhnien
Read more…

6 tàu Trung Quốc tấn công 1 tàu Việt Nam

11:46 AM |

(TNO) Hôm nay 20.5, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết, Trung Quốc tiếp tục dùng nhiều tàu vây áp, ngăn cản tấn công các tàu chấp pháp của ta.

 Cảnh sát biển
Tàu Trung Quốc liên tục tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam - Ảnh: Cảnh sát biển cung cấp
Ngày thứ 18 giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, theo thống kê sơ bộ của lực lượng cảnh sát biển, số lượng tàu bảo vệ giàn khoan có ít nhất là trên 90 tàu.
Ỷ vào thế đông, Trung Quốc liên tục điều nhiều tàu lao ra ngăn cản, tấn công các tàu chấp pháp của Việt Nam.
Cụ thể, lúc 7 giờ 10 phút sáng nay, tàu cảnh sát biển 4032 cơ động tiếp cận cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng cách 6,4 hải lý liền bị 6 tàu Trung Quốc mang các số hiệu 3401, 102, 21101, 32101, 46001, 37011 tăng tốc ngăn cản, tấn công tàu cảnh sát biển 4032.
Đến 8 giờ 5 phút, 3 tàu Trung Quốc mang các số hiệu 3411, 33006, 242 đã lao ra ngăn cản phía trước mũi tàu cảnh sát biển 8003 của ta đang tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981. Lâm vào thế nguy hiểm, tàu cảnh sát biển 8003 đã phải dừng máy, thả trôi và gọi loa tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Lực lượng cảnh sát biển cho hay, các tàu bảo vệ của Trung Quốc vẫn tiếp tục được bố trí dày đặc, từ nhiều hướng để ngăn cản các tàu của ta tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981.
Các tàu này luôn cơ động tiếp cận và sẵn sàng phun nước, đâm va vào các tàu của ta.
Bên cạnh đó, các tàu cá vỏ sắt Trung Quốc đã cơ động gần nhóm tàu cá vỏ gỗ của các ngư dân Việt Nam và sẵn sàng đâm va vào các tàu cá của ta. Ngoài ra, một số tàu cá vỏ sắt có trọng tải trên 300 tấn hoạt động cùng các tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc cũng tham gia ngăn cản hoạt động các tàu của ta.
Các chiến sĩ cảnh sát biển của ta, dù thời gian hoạt động trên biển dài ngày song 100% cán bộ, chiến sĩ luôn xác định tốt nhiệm vụ, có ý chí quyết tâm cao, thực hiện đúng đối sách, kiên quyết xua đuổi giàn khoan và các tàu bảo vệ của Trung Quốc ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Nguồn Thanhnien
Đan Hạ
Read more…

MÀU "ĐỒNG CHÍ" LÀ ĐÂY! THƯA BÀ CON

11:38 AM |
Màu “đồng chí”
XUÂN DƯƠNG 19/05/14 06:47

(GDVN)-“Màu đồng chí” không chỉ đơn thuần chỉ là màu đỏ trên lá cờ mà còn là màu đỏ của máu hàng vạn người dân Việt Nam.


Trong thế giới động vật, Kỳ nhông được xem là bậc thầy về biến đổi màu sắc cơ thể. Trong các khoa học mà loài người nghiên cứu, chỉ có "Lịch sử" là luôn thay đổi màu sắc, chẳng thế mà người ta hay nói: “trang sử chói lọi của dân tộc” hay “thời kỳ đen tối của lịch sử” hay “thời hoàng kim của lịch sử” …
Không phải là thực dụng khi người ta nói: “Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có chủ quyền quốc gia, dân tộc là vĩnh viễn”. Một khi chủ quyền quốc gia là tối thượng thì quan hệ bạn bè, đồng chí phải xếp vào hàng thứ yếu, những sự kiện đang xảy ra trên biển Đông khiến người ta phải hỏi: “Phải chăng quan hệ đồng chí trong con mắt giới lãnh đạo Trung Quốc cũng thay đổi màu sắc như Kỳ nhông?”
Gần hai ngàn năm trước, sau khi đem binh hùng tướng mạnh nhà Hán sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã Viện đã tịch thu trống đồng của người Việt để đúc lên chiếc cột đồng với lời tuyên bố láo xược “đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (cột đồng mà đổ thì Giao Chỉ (Việt Nam cổ) sẽ bị diệt vong).

Các chiến sỹ trên tàu Cảnh sát biển 8001 chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ ở Biển Đông.

Thời kỳ bắc thuộc kéo dài hàng nghìn năm tưởng chừng đã xóa tên nước Việt khỏi bản đồ thế giới, thế nhưng với bao cuộc khởi nghĩa bị dìm trong bể máu, với ý chí độc lập không gì ngăn cản được, người Việt và nước Việt vẫn tồn tại và ngày càng mạnh mẽ. Hàng trăm bộ tộc Việt ở phía nam sông Dương Tử, kể cả nước Việt của Việt vương Câu Tiễn rốt cuộc cũng bị người Hán đồng hóa, chỉ còn lại hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt lập nên nước Âu Lạc tức Việt Nam ngày nay.
Theo triết lý của đạo Phật: “Trong sắc có không, trong không có sắc”, dù bị người Hán tìm đủ cách đồng hóa người, trong đêm dài nô lệ vẫn âm ỉ ngọn lửa hồng của niềm tin vào một ngày đất nước sạch bóng ngoại bang. Lòng yêu nước, của ý chí tự cường là di sản mà tổ tiên để lại đã thấm vào máu người Việt từ thủa khai sơn, lập quốc.
Khi vua Minh Chu Do Kiểm (tức Sùng Trinh) ngạo mạn ra vế đối: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” (Cột đồng đến giờ rêu vẫn mọc xanh) với phái bộ sứ thần nước Việt thì Thám hoa Giang Văn Minh, dẫn đầu phái bộ đã kiêu hãnh đáp: "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa máu vẫn loang đỏ).
Điểm lại đôi nét lịch sử giữa hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc để thấy, vấn đề xuyên suốt mấy nghìn năm qua là Trung Quốc luôn muốn bành trướng xuống phía nam, luôn muốn Việt Nam trở thành quận huyện của Trung Quốc, chí ít cũng trở thành chư hầu nghe theo lời chỉ bảo của Trung Quốc.
Khi chủ nghĩa cộng sản phát triển, người ta có một niềm tin ngây thơ về thế giới đại đồng, các quốc gia cùng ý thức hệ sẽ chung một mái nhà, rằng tình đồng chí là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt chính trị, kinh tế, xã hội… Điều này có vẻ đúng trong nửa đầu thế kỷ 20, khi đó “màu đồng chí” thường là màu đỏ.
Trong cái đỏ nhiệt huyết, đỏ cách mạng, người ta vẫn thấy cái vằn đỏ trong ánh mắt của “đồng chí” phương Bắc, “màu đồng chí” không chỉ đơn thuần chỉ là màu đỏ trên lá cờ mà còn là màu đỏ của máu hàng vạn người dân Việt ở biên giới Tây Nam do bọn Pôn Pốt gây ra dưới sự giật dây của “đồng chí”, là máu của hàng vạn chiến sĩ chúng ta đã đổ trong cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 mà các “đồng chí” khoe là “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Sau năm 1979, màu “đồng chí” lúc vàng lúc xanh, vàng vì hàng ngày, hàng giờ khắp núi rừng biên giới không lúc nào bình yên, hết cột mốc bị dịch chuyển, đến tung tiền mua rễ cây, lá cây khiến cây vàng lá chết lụi. Xanh vì hàng trăm hecta rừng biên giới được thuê làm gì không biết, xanh vì những lồng bè rình rập trên sóng biển Nha Trang khi bị phát hiện thì “đồng chí” vội bỏ chạy về nước.
Cho đến hôm nay, màu “đồng chí” không đỏ vàng hay xanh, nó đã trở thành màu đen, màu của dầu mỏ ngoài biển Đông, màu của lòng tham, của sự dối trá, thói hợm hĩnh của kẻ giàu và coi thường đạo lý.
Ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc cho rằng “người Trung quốc không có gen xâm lược”? Quả đúng như vậy, tập hợp toàn bộ tinh hoa của nhân loại để phân tích bản đồ gen người cũng không tìm được “gen xâm lược”. Thế mới thấy sự thâm trầm của người mà ta ngộ nhận là “đồng chí”. Ông Tập Cận Bình không dại gì mà nói rằng Trung Quốc không hề mang quân đi xâm lược nước khác, nói thế thiên hạ không cười trước mặt thì cũng cười sau lưng.
Người ta không khỏi thắc mắc Tôn Tử viết binh pháp để làm gì? Phải chăng binh pháp Tôn Tử chỉ để dành cho người Hoa đánh lẫn nhau? Những đạo quân Trung Quốc từ đời Hán, Đường đến đời “đồng chí” tấn công Việt Nam không với mục đích xâm lược thì vì mục đích gì?
Trong số 10 vị nguyên soái khai quốc công thần của Trung Quốc, chín người đã nhận cái chết một cách buồn thảm chưa kể Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. Đối đãi với đồng chí trong nước còn như thế thì người ta còn ngại gì với các “đồng chí” nước ngoài?
Suy cho cùng, sự thị uy, ra oai của các con thú to với bầy thú nhỏ cũng là điều bình thường trong thế giới động vật. Những loài nhỏ bé cần có vũ khí tự vệ để không bị tiêu diệt, quan trọng không phải là sức mạnh, loài gấu to là thế chỉ bị vài con ong bé tẹo đốt là phải bỏ chạy.
Trong thế kỷ 20, không có bất kỳ dân tộc nào như người Việt đã phải cầm súng chiến đấu với bốn kẻ địch mạnh nhất thế giới là Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Sự tôi luyện trong chiến tranh khiến người Việt không biết sợ bọn xâm lược, tuy nhiên sự cảnh giác không bao giờ thừa. Các nước lớn luôn có những thỏa thuận trên lưng nước nhỏ, trước kia người ta mong chúng ta cứ đánh nhau với Mỹ càng lâu càng tốt, ngày nay nhiều nước lại muốn chúng ta đánh nhau với Trung Quốc. Những lời hứa, những sự mách nước đều xuất phát từ quyền lợi của chính họ, nếu chiến tranh nổ ra bên thứ ba mới là kẻ hưởng lợi.

Tổng thống Nixon (phải) bắt tay Chủ tịch TQ Mao Trạch Đông ngày 29/2/1972. Năm 1972 cũng chính là thời điểm Trung Quốc đã bán đứng Việt Nam cho Mỹ bằng Thông cáo Thượng Hải ra ngày 27/2/1972, tức là 10 ngày sau khi Tổng thống R. Nixon rời Mỹ đến Bắc Kinh.Với bản Thông cáo này, Trung Quốc buộc Mỹ chấp nhận chính sách “một Trung Quốc”, mở đường cho việc đẩy Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc, để nhường chỗ cho Trung Quốc lục địa. Đổi lại Mỹ cần Trung Quốc giúp giải quyết chiến tranh Việt Nam. Và Trung Quốc đáp ứng.

Người Việt cần một trái tim nóng trong cái đầu lạnh, chỉ cần biển Đông không yên ổn, dòng hàng hóa bị tắc nghẽn thì nhiều nền kinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng, đó mới là điều mà chúng ta cần quan tâm để bảo vệ tổ quốc. Những biểu hiện quá khích không phải là điều kẻ mạnh theo đuổi.
Chúng ta không nhằm vào những người Trung Quốc làm ăn trên đất Việt nếu họ là người lao động bình thường, tuân thủ pháp luật Việt Nam, chúng ta cũng không vơ đũa cả nắm như người nào đó rằng “người Trung Quốc không có gen xâm lược”. Đa số người dân lao động Trung Quốc cũng đang bị lừa bịp, bị nhồi sọ bởi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, họ không đáng bị ghét, đương nhiên bọn do thám, gián điệp, bọn làm ăn phi pháp thì phải nghiêm trị.
Kinh dịch của người Trung Quốc coi số chẵn là số tử, đặc biệt là số 4 ứng với bước tử trong tiến trình “sinh, lão, bệnh, tử”, vì lẽ đó người ta không làm bậc cầu thang chia hết cho 2 hoặc cho 4. Quan hệ đối ngoại Việt Nam - Trung Quốc từng dựa vào “16 chữ vàng” và “4 tốt”, xem ra cả hai con số này đều rơi vào bước tử, chúng ta chẳng trông mong được gì vào cái khẩu hiệu mà người ta vẽ ra nhằm che mắt kẻ khờ. Nếu cần phải chọn, hãy chọn số 9, đó là nơi thượng đế ngự trị (9 tầng mây) đó chính là 9 từ trong lời dạy của Cụ Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Đã đến lúc, chúng ta nên tự hỏi sau màu đen, màu “đồng chí” sẽ là màu gì? Hãy sòng phẳng với họ và cũng sòng phẳng với dân để tránh ảo tưởng về một người bạn đang thủ dao găm trong túi.
Nếu phải đối đầu trong cuộc chiến, người Việt sẽ không rút gươm trước kẻ thù nhưng sẽ là người tra gươm vào vỏ sau cùng./.


Nguồn: Giáo dục VN.
Read more…

Di tản mới thấy kiều dân Trung Quốc “đông như quân Nguyên”

11:36 AM |


HÀ TĨNH (NV) .- Những thông tin về việc kiều dân Trung Quốc được di tản hoặc tự di tản khỏi Việt Nam sau các vụ bạo động vừa qua, cho thấy, người Trung Quốc tại Việt Nam “đông như quân Nguyên.”




Tàu Trung Quốc vào cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh đón kiều dân. (Hình: AP)



“Đông như quân Nguyên” là một trong những thành ngữ mà vài năm gần đây, người Việt trong nước thường dùng để chỉ sự áp đảo mang tính tuyệt đối về số lượng. Các vụ đình công, biểu tình và một số chuyển thành bạo động, lan rộng trên toàn Việt Nam hồi tuần trước là lý do khiến Trung Quốc tổ chức di tản kiều dân khỏi Việt Nam.

Theo báo chí Trung Quốc, các cuộc đình công, biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, rồi chuyển thành bạo động hồi tuần trước đã làm hai công nhân Trung Quốc thiệt mạng và khoảng 140 người bị thương.

Tân Hoa Xã loan báo, Trung Quốc đã thuê hai phi cơ, đưa những kiều dân bị thương từ Việt Nam đến một bệnh viện ở thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Những kiều dân khác được di tản bằng tàu. Cho đến chiều 17 tháng 5, “hơn 3,000 công dân Trung Quốc đã rời Việt Nam”.

Đến ngày 19 tháng 5, Tân Hoa Xã loan báo thêm, Trung Quốc đã điều bốn tàu, mỗi tàu có thể chở 1,000 người đến cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh để đón 4,000 công nhân Trung Quốc hồi hương. Hai tàu đã rời cảng Vũng Ánh và sẽ về đến cảng Hải Khẩu của Trung Quốc vào ngày 20. Hai tàu khác sắp cập cảng Vũng Áng để đón thêm 2,000 người nữa.

Theo tường thuật của báo chí Trung Quốc, những kiều dân Trung Quốc được di tản khỏi Việt Nam là công nhân làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Nếu các số liệu của Tân Hoa Xã về hai đợt di tản là chính xác thì số kiều dân Trung Quốc làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Ánh lên đến 7.000 người. Vượt xa số liệu mà chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cung cấp cho báo giới Việt Nam cách nay hai tháng.

Trong tháng 3 và tháng 4, nhiều tờ báo ở Việt Nam như Tuổi Trẻ, Lao Động, Đại Đoàn Kết dẫn một báo cáo do Sở Lao động – Thương binh – Xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, lập ngày 19 tháng 3, cho biết, tại Khu Kinh tế Vũng Áng “có 3.730 người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc đang làm việc, trong đó chỉ 1.560 người có giấy phép lao động”, số còn lại cư trú và làm việc bất hợp pháp nhưng chính quyền Việt Nam không làm gì cả.

Nếu dựa trên số liệu về kiều dân Trung Quốc được di tản khỏi Việt Nam trong vài ngày qua thì số lượng công nhân Trung Quốc làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng ở Hà Tĩnh nhiều hơn gấp đôi số liệu mà Sở Lao động – Thương binh – Xã hội của tỉnh Hà Tĩnh công bố hồi tháng 3. Nói cách khác, số kiều dân Trung Quốc đến Việt Nam cư trú và làm việc bất hợp pháp, riêng tại Khu Kinh tế Vũng Áng không phải chỉ hơn một nửa mà là gần 4 phần 5!

Ngoài Tân Hoa Xã, ngày Thứ Hai 19/5/2014 tức sáng ngày Thứ Ba giờ Trung quốc, tờ Hoàn Cầu Thời báo ở Bắc Kinh cho biết, sau các vụ bạo động, đã có 11,000 kiều dân Trung Quốc tự rời Việt Nam bằng đường bộ. Riêng trong ngày chủ nhật 18 tháng 5, có đến 2,000 kiều dân Trung Quốc rời Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái.

Hồi đầu năm nay, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội Việt Nam loan báo, dính đến hết năm ngoái, có khoảng 77,359 người ngoại quốc đang làm việc tại Việt Nam. Trong đó, số người có giấy phép làm việc là 40,529 người, số còn lại hoặc không có giấy phép làm việc (31,330 người), hoặc không thuộc diện được cấp giấy phép (5,500 người). Bên cạnh đó, bộ này thú nhận, con số người ngoại quốc không có giấy phép làm việc hoặc không thuộc diện được cấp giấy phép có thể “cao hơn số liệu thống kê” vì “chưa thể quản lý được”.

Trong vài năm gần đây, dân chúng, các chuyên gia, báo giới ở Việt Nam liên tục cảnh báo về vấn nạn công dân Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam cư trú và làm việc bất hợp pháp nhưng hệ thống chính quyền từ trung ương đến dịa phương làm ngơ.

Cho đến nay, vẫn chưa rõ vì sao, các nhà thầu Trung Quốc có thể thắng khoảng 90% các vụ đấu thầu để thực hiện những “dự án trọng điểm” của Việt Nam. Các hợp đồng này được xem là kênh chính vừa dẫn lao động Trung Quốc sang Việt Nam làm tất cả mọi việc, vừa chuyển nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu của Trung Quốc vào Việt Nam “kể cả đinh ốc”.

Các nhà thầu Trung quốc bất kể luật pháp Việt Nam chỉ cho phép giới đầu tư và các doanh nghiệp đưa người ngoại quốc vào Việt Nam làm việc nếu họ có kinh nghiệm, khả năng chuyên môn trong lĩnh vực quản lý hoặc kỹ thuật. Họ cũng bất kể luật pháp Việt Nam chỉ cho phép nhập cảng những loại nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu mà Việt Nam không sản xuất được.

Trở lại với thực trạng vừa qua, song song với chuyện di tản kiều dân Trung Quốc khỏi Việt Nam, đang có một làn sóng chỉ trích Việt Nam trên báo chí Trung Quốc. Giống như chính quyền Trung Quốc, báo giới Trung Quốc đòi chính quyền Việt Nam “nhận trách nhiệm” về các cuộc bạo động. Tờ Hoàn cầu Thời báo nhận định “chính quyền Việt Nam không biết đâu là giới hạn của chủ nghĩa dân tộc và họ cũng không có khả năng kiểm soát bạo lực”. Tờ báo này kêu gọi dân chúng Trung Quốc “bình tĩnh” vì Trung Quốc “có sức mạnh để giữ bình tĩnh”.

Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa Bộ trưởng Công an của Việt Nam và Trung Quốc hồi cuối tuần qua, Bộ trưởng Công an Trung Quốc thúc giục Việt Nam “có các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn các hành động bạo lực chống Trung Quốc và trừng phạt những người gây ra bạo động.”

Báo chí Trung Quốc cho biết, ông Quách Thanh Côn, Bộ trưởng Công an Trung Quốc, bảo với ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an Việt Nam, rằng: “Trung Quốc không hài lòng vì Việt Nam không đối phó một cách hiệu quả để kiềm chế tình hình”. (G.Đ)


Nguồn: Người Việt.
Read more…

Trung Cộng Ngang Ngược ra lệnh cấm dánh bắt cá tại Biển Đông

11:33 AM |

SOS: TRUNG CỘNG LẠI NGANG NGƯỢC RA LỆNH CẤM ĐÁNH CÁ Ở BIỂN VIỆT NAM







.
Quốc lại ngang ngược áp lệnh cấm
đánh bắt cá trên biển Đông
20/05/2014

(TNO) Trung Quốc ngang ngược áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá đối với các tàu cá trong nước và nước ngoài trong một số khu vực ở biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong vòng 2 tháng rưỡi bắt đầu từ ngày 15.5.

Tân Hoa xã cho rằng đây là lệnh đánh bắt cá thường niên, áp dụng kể từ năm 1999, sẽ có hiệu lực từ ngày 16.5-1.8.2014.

Hồi đầu năm 2014, Trung Quốc còn áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá hết sức phi lý ở biển Đông. Lệnh này buộc các tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) nếu muốn hoạt động nghề cá tại khu vực mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền, vốn bao phủ gần trọn biển Đông.

Tỉnh Hải Nam đã ban hành quy định yêu cầu tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền Trung Quốc nếu muốn đánh bắt trong “vùng quản lý” của tỉnh Hải Nam. "Vùng quản lý" tự nhận này vốn bao trùm hơn 2/3 biển Đông, theo AFP.

Cũng theo lệnh cấm này, những tàu vi phạm sẽ bị phạt gần 83.000 USD, bị tịch thu dụng cụ đánh bắt và hải sản. Lệnh cấm này đã được thông qua hồi tháng 11.2013 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2014, theo AFP.

Tình hình biển Đông trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung Quốc cũng điều máy bay, tàu quân sự đến khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép. Tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm, bắn nước vào tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp trên vùng biển của Việt Nam.

Tiến sĩ Ian Storey, chuyên gia an ninh khu vực thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS, Singapore), nhận định với Thanh Niên Online: "Lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc sẽ càng làm tình hình biển Đông thêm căng thẳng. Có những năm Trung Quốc thực thi lệnh cấm này cứng rắn hơn mức bình thường. Hãy chờ xem Bắc Kinh sẽ làm gì".
Nguồn: Thanh Niên. 

Read more…

AI Video maker

pictory

Code type Ad code