Sự thật đằng sau việc Trung Quốc thu mua đỉa Việt Nam ??? ( Những bài học đắt giá )

7:17 AM |

Sự thật đằng sau việc Trung Quốc thu mua đỉa Việt Nam ??? ( Những bài học đắt giá )

Như thường lệ, sáng ra lên linkhay tra tin, thấy có bài giật tip “Trung Quốc mua đỉa Việt Nam – 10.000đ/con”. Thấy hay hay nên ngó qua xem. Nội dung đại loại là “Nông dân một số tỉnh miền Bắc đang lùng bắt đỉa để bán với giá hơn một triệu đồng/kg. Nhiều người bán cho biết, đỉa được đưa ra nước ngoài làm thuốc” và“nước ngoài” ở đây không ai khác chính là “ông bạn hàng xóm tốt bụng quý hóa” mang tên Tung Của.

Search trên mạng về tác dụng của đỉa thấy không ít các bài báo đề cập. Hầu như chỉ đề cập là đỉa có tác dụng chữa bệnh bệnh khớp, tim mạch, bởi trong tuyến nước bọt của loài hút máu này chứa chất chống viêm sưng, chống đông máu cùng một số chất có khả năng hạn chế triệu chứng viêm khớp, … Bên cạnh đó có một vấn đề cần lưu tâm là “Dùng bừa bãi sẽ gây tác hại khôn lường. Nếu khi đốt, tán đỉa không đúng cách sẽ khiến một số tế bào đỉa còn sống. Khi người bệnh uống, tế bào còn sót lại sẽ sinh trưởng và lớn lên thành con đỉa ở trong người bệnh” – Lương y Trần Văn Quảng, Hiệp hội Đông y Việt Hoàng Nam.

Đỉa là loài sinh vật lưỡng tính, ngoài hình thức sinh sản như thông thường, đỉa còn có thể sinh sản theo phương thức sinh sản vô tính phân mảnh, nói đơn giản thì nếu ta cắt con đỉa ra làm nhiều mảnh nhỏ, thì từ mỗi mảnh đó lại có thể phát triển thành một con đỉa mới, hình thức này giống hệt với sao biển mà chúng ta từng biết.

Trong bài viết này, mình không phải có “ham muốn” đề cập tới việc đỉa sinh sản thế nào hay cấu tạo của đỉa ra sao, mà điều mình muốn nói là thực chất sự thật đằng sau việc Trung Quốc mua đỉa của Việt Nam với giá cao là gì ???

Chúng ta hẳn vẫn chưa quên, chúng ta từng phải trả những cái giá quá đắt khi tin tưởng vào ông bạn chí tốt hàng xóm Trung Quốc. Có thể lấy dẫn chứng như sau:

Từng có thời gian, thương lái Trung Quốc về các chợ nông thôn Việt Nam thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được bọn Tàu mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân Việt Nam và bọn “trâu tặc” ra sức chặt móng trâu đem bán,… vẫn còn lãi một con trâu thịt mang bán ở chợ. Chỉ một thời gian rất ngắn, bọn chúng đã triệt phá tan hoang sức kéo của nông dân nghèo Việt Nam. Tiếp đó, dân loan tin cho nhau, hàng lũ lái trâu từ bên Tàu tràn qua biên giới để “tiếp thị” bán trâu. Trong cái lũ thương lái mới này còn có cả kẻ tiếp thị bán trâu sắt (máy kéo). Dân tình vỡ lẽ: Thì ra chúng thu mua móng trâu là vì như thế!

Ở một nơi khác, thương lái Tàu đi các chợ thu mua rễ hồi, thế là những bọn “hồi tặc” mở chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của Việt Nam; chúng mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh vào trúng cái dạ dày của những người mà bọn Tàu gọi là “đồng chí tốt” Việt Nam; Khoảng giữa thập niên 1990, con buôn Trung Quốc từng đặt mua mèo, trăn, rắn không giới hạn số lượng và sau những đơn đặt hàng này, mùa màng ở tất cả các miền gần như mất trắng vì bị chuột phá hoại;

Rồi chúng mua ốc bươu vàng, xúi giục nông dân nuôi ốc bươu vàng tràn ngập đồng ruộng phá hoại mùa màng, tấn công vào chiến lược an ninh lương thực của quốc gia “láng giềng tốt” Việt Nam. Mình còn nhớ, ngày khoảng 3 hay 4 tuổi gì đó, thấy các anh lớn trong xóm đua nhau nuôi ốc biêu vàng, chia nhau những cụm trứng ốc biêu vàng để nuôi.

Chưa hết, chắc hẳn các bạn còn nhờ từng có thời gian, trên thị trường bán vật tư thuốc nông nghiệp của Việt nam ồ ạt bán các loại thuốc diệt chuột nhập ngoại dán mắc China. Thấy rẻ, dân ta hồ hởi mua để diệt chuột, chắc mẩm rằng sau vụ này cho họ hàng nhà chuột chúng may đi đời sạch. Chuột đi đời đâu chẳng thấy, chỉ thấy sau vụ đó sô lượng chuột càng tăng mạnh, kiểm tra mới vỡ lẽ trong thuốc diệt chuột đó có thành phần của thuốc kích dục, chuột ăn vào chẳng chết mà còn thi nhau đẻ vượt kế hoạch, làm dân mình khốn đốn

Rồi đến vụ, hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu cho các nhà máy chè Việt Nam. Không còn con đường nào khác, các doanh nghiệp chè Việt Nam phải sang mua chè nguyên liệu từ Trung Quốc. Đến khi nông dân Việt Nam cần trồng lại đồi chè, thì các “đồng chí tốt” từ bên kia biên giới, vì tình quốc tế vô sản lại lọ mọ xuất hiện, “giúp” mua giống chè từ Trung Quốc chở qua cho nông dân Việt Nam.

Thâm độc hơn, chúng mở chiến dịch thu mua dây đồng vụn với giá cao “trên trời,” đẩy từng đoàn “đồng tặc” lùng sục chặt trộm dây đồng từ các đường điện cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia của nước “láng giềng tốt” để nước này đốt đèn dầu đi theo họ “hướng tới tương lai.” Có nơi, bọn “đồng tặc” lẻn vào kho ăn cắp từng cuộn dây đồng mới “coong” mang bán, thì “các đồng chí tốt” lên mặt đạo đức: “Ấy chết, cái ngộ không mua cái cuộn dây tôồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các tôồng chí tâu lố!” (Chúng tôi không mua cái cuộn dây đồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các đồng chí đâu nhé).

Cho đến khi bọn thương lái Tàu đi thu mua cáp quang phế liệu, thì các nhà đương cục của chúng ta mới được phen ngớ ra, không hiểu bọn chúng mua cái “của nợ” này để làm gì. Vì mua dây đồng thì còn có thể hiểu là chúng lấy nguyên liệu, nhưng cáp quang thì thật không thể hiểu được chúng mua để làm gì? Đến khi dân nghèo lặn xuống biển chặt phá mạng cáp quang viễn thông, thì mới “ngã ngửa” ra, là chúng đang phá hoại con đường huyết mạch thông tin của Việt Nam… Chắc là các “đồng chí Việt Nam” nghĩ mãi không biết xử thế nào với những người “đồng chí tốt” bên nước vô sản Trung Hoa, đành phải đưa ra tòa vài thằng dân nghèo “trót dại” lặn xuống biển chặt trộm cáp quang.

Rồi mới đây, người anh em Trung Quốc còn phao tin mua gỗ sưa – một loại gỗ quý của Việt Nam, với mục đích chữa bệnh tật gì đó, … Thấy lãi, anh em ta thi nhau đi chặt trộm gỗ sưa đem bán cho Trung Quốc…

Phía trên chỉ là một vài trong số nhiều “nguồn lợi” mà người anh em Trung Quốc đem ra để chia sẻ cho chúng ta mà thôi. Search trên mấy trang báo còn thấy dân ta giờ đang ồ ạt thu mua đỉa, không ít anh em còn đang nuôi mộng nuôi đỉa nhằm mục đích bán cho Trung Quốc lấy lãi. Liệu rằng vụ mua đỉa với quy mô lớn này có phải là vụ ốc bươu vàng lập lại trước đây, nếu đơn thuần chỉ là chữa bệnh thì OK, 10.000 đồng/con ta nên bán quá đi chứ, nhưng mình nghĩ, với người anh em Trung Quốc, đến cả gạo, trứng họ còn làm giả cho chính người dân của họ ăn, thì không có lý gì họ bỏ ra một số tiền như vậy để mua một con đỉa về làm thuốc. Cuối cùng mình chỉ muốn chốt hạ một câu mà thôi “Hãy cảnh giác với người anh em tốt mang tên Trung Quốc”.

P/S: Quá nhiều bài học mà chúng ta đã phải trả 1 cái giá quá đắt. Hãy là người luôn cảnh giác cao độ với các mưu mô khó lường của TQ nhé các bạn ^^!
Read more…

Chọn dịch vụ "đám mây" cần lưu ý gì?

10:00 PM |

Chọn dịch vụ "đám mây" cần lưu ý gì?


Các dịch vụ sao lưu đám mây ra đời theo nhu cầu thị trường trong khi chưa có quy định nào ràng buộc trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ.

Cũng giống như các dịch vụ đám mây khác, dịch vụ sao lưu dữ liệu được nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu. Ông Lê Tuấn Dũng, Phó Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Quân đội chia sẻ, đầu tư cho việc quản lý dữ liệu khá tốn kém từ phần cứng, phần mềm quản trị dữ liệu đến giải pháp an ninh bảo mật và cả con người. Vì vậy, Công ty cũng đang cân nhắc lựa chọn dịch vụ sao lưu đám mây bởi có vẻ phù hợp hơn về chi phí.
Ngoài ra, ông Trần Viết Huân, Giám đốc kiêm Kiến trúc sư trưởng Trung tâm Giải pháp Điện toán đám mây, IBM Việt Nam chia sẻ, nhiều doanh nghiệp có quan tâm đến sao lưu dữ liệu để đề phòng khi có sự cố nhưng mới chỉ đơn giản ở việc sử dụng USB hay ổ cứng để lưu trữ và tiến hành sao lưu vào cuối mỗi ngày. Trong khi đó, việc sao lưu cần 3 yếu tố: giải pháp công nghệ; quy trình; con người. Phần đa doanh nghiệp không có quy trình và càng không có nhân sự chuyên trách do đó không đảm bảo dữ liệu được sao lưu chính xác. Đây là điểm yếu của các doanh nghiệp mà khi sử dụng dịch vụ sao lưu có thể giúp doanh nghiệp khắc phục nhược điểm này.
Cũng theo ông Huân, nếu hệ thống của doanh nghiệp vận hành không tốt hoặc việc sao lưu không thực hiện đúng quy trình thì khi có sự cố, việc khôi phục lại sẽ gặp khó khăn, có thể dẫn đến đình trệ hoạt động của doanh nghiệp.
Từ thực tế đó, có thể thấy, thị trường dịch vụ đám mây gần đây có sự tham gia của một số nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ như Exa Backup của Công ty Exa, Easy Backup của Công ty Sao Bắc Đẩu và mới đây, IBM cùng VDC cũng tham gia cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam với tên gọi V-Backup… Tuy nhiên, lo ngại của ông Dũng và của nhiều doanh nghiệp nói chung là vấn đề bảo mật dữ liệu. Nhất là trong bối cảnh dịch vụ đám mây ở Việt Nam hoàn toàn phát triển tự phát theo nhu cầu thị trường mà chưa có quy định nào từ các cơ quan nhà nước về việc đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Trong khi đó, theo ông Oscar Chang, Trend Micro, ở nhiều quốc gia, vấn đề liên quan đến dữ liệu, dịch vụ đám mây đều có sự can thiệp lớn của các chính phủ trong việc ban hành các quy định, tiêu chuẩn dành cho nhà cung cấp dịch vụ, các quy định về kiểm soát thông tin. Chẳng hạn khối Euro có luật quy định thông tin của châu Âu chỉ được lưu trữ ở trên lãnh thổ châu Âu; hay Mỹ có các đạo luật HIPPA về lưu trữ thông tin sức khỏe cá nhân, PCIDSS về lưu trữ thông tin thẻ tín dụng…
Ở Việt Nam, cho đến nay mới chỉ có khuyến cáo từ Bộ KHCN rằng các doanh nghiệp khi thuê dịch vụ đám mây cần chú ý đến vấn đề bảo mật thông tin; cần nắm bắt được quy trình triển khai dịch vụ lưu trữ - truy cập vào dữ liệu kinh doanh thông qua môi trường điện toán đám mây. Nhà cung cấp dịch vụ đám mây cần cam kết bảo mật, đảm bảo thời gian vận hành liên tục…
Vậy khi sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây, doanh nghiệp cần cân nhắc điều gì?
Thỏa thuận cung cấp dịch vụ
Theo Oscar Chang, khi sử dụng dịch vụ đám mây, doanh nghiệp cần xem xét 3 yếu tố để đảm bảo an ninh thông tin, bao gồm: Cấp độ an ninh; Sự riêng tư; Sự tuân thủ pháp lý theo hợp đồng. Như vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ công khai chính sách bảo mật; quyền truy cập hệ thống lưu trữ đối với nhân viên quản trị dịch vụ đám mây.
Đường truyền
Các dịch vụ sao lưu về cơ bản có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, không cần nhân sự chuyên trách, nhất là giúp cho dữ liệu của doanh nghiệp được sao lưu theo quy trình, giúp giảm thiểu các rủi ro như thất thoát dữ liệu, khi cần có thể khôi phục trong thời gian ngắn. Thế nhưng, vấn đề quan trọng nhất khi cân nhắc sử dụng dịch vụ sao lưu là đường truyền. Nếu đường truyền trục trặc trong quá trình sao lưu có thể ảnh hướng đến chất lượng sao lưu. Vì vậy, doanh nghiệp nên lựa chọn nhà cung cấp có giải pháp đảm bảo chất lượng đường truyền ổn định.
Theo ông Huân, đó là lý do vì sao IBM không một mình cung cấp dịch vụ ở Việt Nam mà bắt tay với đối tác VDC. Đơn vị này sẽ đảm bảo về chất lượng đường truyền cho dịch vụ cũng như đảm bảo việc lưu trữ thông tin trên các server của VDC đặt tại Việt Nam. “Đây là sự chủ động của nhà cung cấp nhằm hài hòa giữa nhu cầu thị trường và thực tiễn quản lý của cơ quan nhà nước trong bối cảnh Việt Nam chưa có các quy định cụ thể về dịch vụ này”, ông Huân nhấn mạnh.
Theo: Pcworld
Read more…

IBM cấm nhân viên dùng Siri, Dropbox và iCloud

9:00 PM |

IBM cấm nhân viên dùng Siri, Dropbox và iCloud



IBM lo ngại các dữ liệu của nhân viên trên các dịch vụ đám mây có thể được lưu trữ ở bất kỳ đâu và bị sử dụng ngoài tầm kiểm soát, có thể dẫn đến rò rỉ các bí mật thương mại.
Hình minh họa.
Tính năng Siri trên iPhone 4S cho phép người dùng tìm địa điểm, ghi chú, gửi email... bằng giọng nói. Thông tin khi người dùng nói sẽ được Siri lưu trữ và phân tích cú pháp. Jeanette Horan, Giám đốc thông tin của IBM, cho biết hãng lo ngại các dữ liệu của nhân viên có thể được lưu trữ ở bất kỳ đâu và ngoài tầm kiểm soát.
Trong điều khoản thỏa thuận giấy phép phần mềm iPhone (iPhone Software License Agreement) của Apple ghi rõ khi sử dụng Siri hay Dictation (tính năng chuyển giọng nói thành văn bản), bạn đồng ý và cho phép Apple, các công ty con, chi nhánh của Apple truyền dẫn, thu thập, xử lý, sử dụng các thông tin bao gồm khẩu lệnh (voice input), dữ liệu người dùng (user data) trong việc cung cấp và cải thiện các tính năng Siri, Dictation và các sản phẩm dịch vụ khác của Apple. Điều khoản này là một trong nhiều nguyên nhân gây lo ngại không chỉ riêng đối với IBM, mà còn với người dùng cá nhân, doanh nghiệp khác.
Ngoài Siri, IBM còn cấm nhân viên sử dụng các dịch vụ Dropbox, Apples iCloud và một số dịch vụ thư điện tử cho phép chuyển tiếp các email nội bộ của hãng.
Chris Conley, chuyên gia công nghệ và luật của Liên minh tự do dân sự Mỹ (American Civil Liberties Union), nói rằng hiện có nhiều dịch vụ thu thập dữ liệu người dùng, vì vậy các doanh nghiệp nên quan tâm đến vấn đề an toàn thông tin, tránh rò rỉ các bí mật thương mại, thông tin liên lạc bí mật. Việc Siri lưu trữ dữ liệu trông có vẻ vô hại, nhưng nếu mọi thứ từ vị trí cho đến thông tin liên lạc được đăng tải trên các mạng xã hội thì rủi ro không thể lường trước. Và các dữ liệu này được lưu trữ ở đâu, trong bao lâu, không ai có thể biết, Chris Conley nói thêm. 
Read more…

Tìm hiểu cách lừa người dùng bấm nút Like trên Facebook

2:30 PM |

Tìm hiểu cách lừa người dùng bấm nút Like trên Facebook

Nút Thích (Like) của Facebook là công cụ cực kì hữu ích trên mạng xã hội. Thế nhưng nhiều người dùng đã bị tin tặc tấn công qua nút này mà họ không hề hay biết.
Thỉnh thoảng, tôi thường thấy trên trang Facebook xuất hiện những thông tin như hình dưới đây:
Ảnh
Người dùng không biết rằng họ đã bấm nút "Thích" ngoài ý muốn.
Nhìn vào nội dung trang đó, tôi biết chắc là bạn tôi vô tình bấm nút Like mà không hề biết. Việc bấm nút "Like" này đồng thời được lan truyền đến hàng trăm bạn bè khác của người này, sẽ có một số người tò mò vào trang trên, và nhiều khả năng họ sẽ trở thành những nạn nhân tiếp theo.
Ảnh
Đây là nội dung trang được "Thích" ngoài ý muốn
Vì sao có các nạn nhân tiếp theo? Bởi vì trang web đó không có gì ngoài một đoạn phim... chưa được bật. Theo phản xạ, nhiều người dùng sẽ bấm nút tam giác để xem phim. Họ không biết rằng, họ vừa ấn vào một nút "Thích" của Facebook được ngụy trang rất khéo léo.
Ảnh
Nút "Thích" của Facebook được ngụy trang rất khéo léo.
Có thể đoạn phim vẫn được chơi nhưng bình thường, nhưng nếu người dùng này đăng nhập Facebook, họ đã vô tình thích hoặc trở thành fan một trang có nội dung không hay lắm.
Thủ thuật để thực hiện việc này rất đơn giản: chèn một iframe của nút Like lên vị trí muốn người dùng nhấp chuột. Thay vì nhấp chuột vào nút chơi, họ lại nhấp vào nút Like trong suốt nằm phía trên.
Hiện nay Facebook đang rất đau đầu trước kĩ thuật này. Đây là vấn đề kĩ thuật của HTML, cả Google+ và các mạng khác đều gặp phải. Ngoài việc hiển thị thêm một thông báo xác nhận (và gây phiền toái cho người dùng), hiện chưa có giải pháp khác.
Read more…

Anonymous đột nhập website Bộ Tư pháp Mỹ trộm 1,7 GB dữ liệu

3:00 PM |

Anonymous đột nhập website Bộ Tư pháp Mỹ trộm 1,7 GB dữ liệu

Nhóm hacker Anonymous tuyên bố lấy được nhiều thông tin có thể vạch trần sự tham nhũng của chính quyền từ website của Bộ Tư pháp Mỹ.
Ảnh
Ảnh chụp màn hình website justice.gov.
Anonymous công bố vụ đột nhập này trên tài khoản Twitter của nhóm và blog của người dùng Jimmy89 hôm 21/5/2012. Bộ Tư pháp Mỹ xác nhận và thông báo cuộc tấn công này nhắm vào phân vùng dữ liệu thống kê của website justice.gov.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, cuộc tấn công của hacker không ảnh hưởng đến hoạt động của website. Cơ quan này cũng không cho biết loại dữ liệu nào cũng như lượng dữ liệu bị đánh cắp. Tuy nhiên, người được cho là đại diện của Anonymous tuyên bố rằng nhóm này đã trộm được 1,7 GB dữ liệu từ website của Bộ Tư pháp Mỹ, trong đó có nhiều email trao đổi giữa các nhân viên Bộ Nội vụ Mỹ.
Thông báo của Anonymous khẳng định mục đích của nhóm là "đấu tranh vì tự do ngôn luận và tự do thông tin". Theo các hacker, thông tin mà họ trích ra từ khối dữ liệu này sẽ vạch trần sự tham nhũng của chính quyền. Nhóm hacker này trước đây cũng từng tấn công website của Bộ Tư pháp Mỹ, ngay sau khi dịch vụ chia sẻ file Megaupload bị đóng cửa. Các thành viên của nhóm Anonymous cũng tấn công các website thanh toán của MasterCard và Visa, website của các chính phủ Tunisia và Yemen và hàng chục website khác. Đại diện của nhóm tin tặc này có mặt khắp nơi trên thế giới.
Theo PcWorld VN/Lenta.ru
Read more…

AI Video maker

pictory

Code type Ad code