THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TRẢ LỜI CHẤT VẤN VỀ VẤN ĐỀ TỪ CHỨC

10:58 AM |

THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TRẢ LỜI CHẤT VẤN VỀ VẤN ĐỀ TỪ CHỨC


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

'Tôi không xin hay thoái thác nhiệm vụ Đảng giao'

"Còn 3 ngày nữa là tôi tròn 51 năm theo Đảng. Suốt thời gian qua tôi không đề nghị nhận chức này, chức khác và cũng không thoái thác trọng trách được giao", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng nay.  

10h sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu trả lời trực tiếp các câu hỏi của đại biểu Quốc hội. Đề cập những diễn biến tại Hội nghị trung ương 6 vừa qua và lời xin lỗi của Thủ tướng trong phiên khai mạc Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc đặt vấn đề: "Thủ tướng nghĩ gì khi mình nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân". Ông Quốc cũng đề nghị hướng tới văn hóa từ chức trong đội ngũ cán bộ để đoạn tuyệt với những lời xin lỗi.  

Sau khi chăm chú lắng nghe các chất vấn, Thủ tướng trầm giọng: "Hôm khai mạc tôi cũng đã báo cáo và với trọng trách được Đảng, nhân dân tin cậy giao phó tôi đã nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém của Chính phủ trong điều hành trên các lĩnh vực, trong đó có việc giám sát các doanh nghiệp, tập đoàn". 

Theo Thủ tướng, để khắc phục các hạn chế yếu kém, Chính phủ đã triển khai các nhóm giải pháp như xây dựng thể chế, luật pháp; tăng cường nâng cao năng lực dự báo đánh giá tình hình; hoàn thiện bộ máy hành chính các cấp. 

Trước câu hỏi hóc búa của đại biểu Dương Trung Quốc, Thủ tướng chậm rãi "Còn 3 ngày nữa là tôi tròn 51 năm theo Đảng. Suốt thời gian qua tôi không đề nghị nhận chức này chức khác và cũng không thoái thác trọng trách gì được giao. Tôi đã báo cáo với Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị, Ban chấp hành đã hiểu rõ ưu khuyết điểm, tâm tư và cả thương tật của tôi. Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm Thủ tướng và Quốc hội đã bỏ phiếu tín nhiệm. Gần suốt cuộc đời tôi theo Đảng, tôi không chạy, xin hay thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì Đảng giao".

Nguồn: VNE.
 ___________________________ 

Phát biểu của Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội sáng 14-11-2012
Kính thưa quốc hội, kính thưa thủ tướng,

Câu hỏi của tôi sẽ giúp cho thủ tướng và chính phủ sẽ có đủ sức mạnh để thực hiện các giải pháp của mình.

Trước kỳ họp, toàn dân đều được chứng kiến các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng, trong đó có thủ tướng đã có lời xin lỗi và xin trung ương đảng kỷ luật. Còn tại quốc hội, thủ tướng chỉ xin lỗi về trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập đoàn nhà nước mà thôi, khiến người dân tự đặt câu hỏi “Dường như thủ tướng xem nhẹ trách nhiệm trước dân hơn trước đảng … “

Dẫu sao thì việc thủ tướng đã có lời xin lỗi trước quốc hội cũng là một điều đáng ghi nhận, vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử.

Nhưng nhìn ở một góc độ khác, thì thấy việc xin lỗi, một hành vi văn hóa rất đáng khích lệ trong dân cần được giới hạn trong mối quan hệ giữa bộ máy công quyền với nhân dân.

Không thể giới hạn hành vi xin lỗi của ngành hàng không mà bỏ qua những chế tài xử phạt đã quy định nếu gây thiệt hại với khách hàng. Khánh nước ngoài họ gọi hàng không nước ta là “SorryAirLine” là vì thế.

Việc làm cho dân hiểu là nhà nước tạo độc quyền vàng cho SJC khiến dân bất an và chịu thiệt thòi kéo dài, để rồi thống đốc ngân hàng chỉ xin lỗi, vì đã không giải tích rõ khiến dân hiểu lầm v.v..

Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật chứ không phải chỉ là lời xin lỗi.

Phải chăng thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện lòng quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu của chính phủ, hướng tới đoạn tuyệt với những lời xin lỗi, thay bằng tập quán phù hợp với một xã hội hiện đại – là văn hóa từ chức với một lộ trình là các quan chức của ta làm được cái điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm.

Xin nhắc lại rằng, xa xưa các cụ nhà ta cũng coi việc cáo quan hồi hương là một cách giữ tiết tháo. Còn đảng ta cũng đã từng có một vị tổng bí thư, người có công lớn trong Cách mạng tháng 8 năm 45′, sau khi nhận trách nhiệm chính trị về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất 1956, đã từ chức và tiếp tục phấn đấu, để rồi 3 thập kỷ sau trở lại với cương vị  tổng bí thư, kịp góp phần khởi động công cuộc “Đổi mới”, trước khi từ trần.

Kính thưa thủ tướng, tóm lại xin có hai câu hỏi.

Một, thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng, mình đã nặng trách nhiệm với đảng, mà nhẹ trách nhiệm với dân?

Hai, thủ tướng có tán thành là sẽ khởi đầu cho một sự tiến bộ của chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức, để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?

Xin cám ơn thủ tướng, cám ơn quốc hội.    
_________________________________________
Trả lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội sáng 14-11-2012:
Xin thưa với đại biểu, là đồng chí đại biểu Dương Trung Quốc có nêu một cái ý là có nghĩ đến cái từ chức không? Thì tôi xin trình bày ý kiến thế này.

Đối với tôi đó thì, hôm nay còn 3 ngày nữa là tròn 51 năm tôi theo Đảng hoạt động cách mạng, chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Đảng trong 51 năm qua đó tôi không có xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác.

Và mặt khác thì tôi cũng không có từ chối, không có thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi.

Là một cán bộ đảng viên của Đảng thì cũng báo cáo Quốc hội là tôi cũng có nghiêm túc báo cáo đầy đủ với Đảng về bản thân mình, báo cáo với Bộ Chính trị, báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương một cách nghiêm túc, đầy đủ về bản thân mình.

Và Đảng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi cả về ưu điểm, khuyết điểm, cả về phẩm chất đạo đức, cả về năng lực, khả năng, cả về sức khỏe thương tật, cả về tâm tư nguyện vọng của tôi.

Và Đảng đã lãnh đạo, quản lý trực tiếp tôi, hiểu rất rõ về tôi. Và Đảng ta cũng là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Trung ương phân công.


Và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương đảng, của Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất đối với tôi.

Tóm lại là có thể nói là gần suốt cả cuộc đời tôi đi theo Đảng hoạt động cách mạng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp quản lý của Đảng, tôi cũng không có chạy, tôi cũng không có xin và tôi cũng không có thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi.

Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua. Xin cám ơn đại biểu!

Nguồn: Ba Sàm
Read more…

Đức Thánh Cha thành lập Hàn Lâm Viện Tòa thánh về tiếng la tinh

9:58 AM |


Đức Thánh Cha thành lập Hàn Lâm Viện Tòa thánh về tiếng la tinh

Vatican
VATICAN. Hôm 10-11-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã ban hành Tự Sắc "Latina Lingua" thành lập Hàn lâm viện Tòa Thánh về tiếng la tinh nhắm cổ võ việc học tiếng la tinh trong các cơ sở giáo dục Công Giáo.
Trong phần đầu của Tự Sắc, ĐTC nhắc đến tầm quan trọng của tiếng la tinh trong truyền thống Giáo Hội, sự suy giảm việc học ngôn ngữ này trong các chủng viện và học viện của Giáo Hội, và hiện tượng tái quan tâm đến tiếng la tinh tại nhiều nơi kể cả trong giới văn hóa đời. Để góp phần hỗ trợ nỗ lực quảng bá sự hiểu biết và sử dụng tiếng la tinh trong lãnh vực Giáo Hội cũng như trong môi trường văn hóa rộng lớn hơn, ĐTC quyết định thành lập Hàn lâm viện Tòa Thánh về tiếng la tinh, trực thuộc Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa.
Hàn lâm viện này có một vị Chủ tịch, một vị Tổng thư ký do ĐTC bổ nhiệm, và có một Hội đồng học vụ.
Phần hai của Tự Sắc trình bày qui chế của Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về tiếng la tinh, gồm 10 điều khoản, được ĐTC phê chuẩn để thử nghiệm trong vòng 5 năm.
Khoản 2 của qui chế xác định rằng: Mục đích Hàn lâm viện Tòa Thánh về tiếng la tinh là cổ võ sự hiểu biết và học tiếng la tinh và văn chương la tinh cổ điển cũng như văn chương giáo phụ, tiếng la tinh thời trung cổ và thời nhân bản (thế kỷ 14), đặc biệt trong các cơ sở giáo dục Công Giáo, nơi mà các chủng sinh và LM được huấn luyện. Ngoài ra, Hàn lâm viện cũng cổ võ việc việc sử dụng tiếng la tinh như ngôn ngữ viết và nói.
Để đạt tới những mục tiêu ấy, Hàn lâm viện Tòa Thánh chăm lo ấn hành sách báo, tổ chức các cuộc gặp gỡ, hội nghị nghiên cứu và các trình diễn nghệ thuật; mở và nâng đỡ các khóa học, các cuộc hội luận và cc sáng kiến giáo dục khác, cộng tác với Giáo Hoàng Học Viện cao đẳng về la tinh; giáo dục các thế hệ trẻ về tiếng la tinh, kể cả qua các phương tiện truyền thông hiện đại...
Các điều khoản kế tiếp nói về nhiệm vụ của vị Chủ tịch, và tổng thư ký của Hàn lâm viện do ĐTC bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm; tiếp đến là Hội đồng học vụ. Hàn lâm viện có các viện sĩ chính ngạch, với con số không quá 50 người, do Vị Quốc vụ khanh Tòa Thánh bổ nhiệm. Khi còn 80 tuổi, họ trở thành viện sĩ danh dự (emeriti). Ngoài ra có các viện sĩ thông tấn (membri corrispondenti).
Tự Sắc của ĐTC cũng tuyên bố chấm dứt tổ chức Latinitas và tạp chí Latinitas của tổ chức này.
Cũng ngày 10-11-2012 ĐTC đã bổ nhiệm Giáo Sư Ivano Dionigi, Viện trưởng đại học Bologna, làm Chủ tịch đầu tiên của Hàn lâm viện Tòa Thánh về tiếng la tinh, đồng thời bổ nhiệm cha Roberto Spataro, dòng Don Bosco, làm Tổng thư ký của Viện này. (SD 10-11-2012)
G. Trần Đức Anh OP
Nguồn: WHĐ
Read more…

Làm việc nhóm: 15 quy luật không được quên

10:51 PM |

Làm việc nhóm: 15 quy luật không được quên

Làm việc nhóm là một kỹ năng vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong môi trường làm việc năng động như hiện nay. Không chỉ đơn giản là kiến thức tốt, trình độ chuyên môn mà mỗi người cần có những khả năng giao tiếp, truyền đạt ý tưởng và tương tác lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm sao cho công việc đạt hiệu quả cao nhất.
Theo đó, bạn có biết những nhóm thắng cuộc, họ thường có những đặc điểm gì không?
Làm việc nhóm: 15 quy luật không được quên 
Đó là:
- Có các thành viên giỏi, hầu hết các thành viên đầu rất bình tĩnh và tự tin mặc dù họ có thể xứng đáng là những “ngôi sao“ trong đội nhưng họ luôn tạo điều kiện để cả đội có thể “toả sáng“ cùng nhau.
- Có thói quen thắng lợi bởi vì họ luôn có nhiều kế hoạch để thành công sau lưng họ, nếu không thì họ sẽ tham gia vào mọi hoạt động và mong chờ mình sẽ chiến thắng.

- Phát triển tính hiệp lực xuất phát từ việc thắng lợi và không chỉ được phát triển bằng những cấp số đơn giản mà còn bằng hàm mũ như 1 x 1 = 11

- Phát triển cả năng lượng tinh thần và thể chất để vựơt qua những khó khăn.

- Tạo ra một bầu không khí thắng lợi làm cho mọi người xung quanh hiện diện như là người chiến thắng.

- Làm lan truyền tinh thần chiến thắng khiến những ngườI mới đến thích nghi với tinh thần hoạt động của cả đội. Làm thế nào để cho các thành viên trong đội hợp tác tốt với bạn?

- Thường xuyên giao tiếp với mọi người và khen ngợi họ.

- Bàn bạc với mọi người về công việc của họ.

- Khuyến khích mọi người trong việc tham gia đặt mục tiêu cho cả nhóm.

- Hướng dẫn mọi người về tinh thần làm việc theo nhóm, các cơ hội ...
Để có thể đạt được những thành quả như thế khi làm việc nhóm, bạn tuyệt đối không được quên những quy luật dưới đây:
Làm việc nhóm: 15 quy luật không được quên 
1. Quy luật về tầm quan trọng: Một cá nhân riêng lẻ không thể tạo ra thành công lớn được.

2. Quy luật toàn cảnh: Mục tiêu quan trọng hơn là vai trò.

3. Quy luật thích hợp: Tất cả mọi người đều có điểm mạnh riêng của mình.

4. Quy luật thách thức lớn: Thử thách càng lớn thì yêu cầu làm việc theo nhóm càng cao.

5. Quy luật chuỗi: Sức mạnh của cả đội sẽ bị ảnh hưởng nếu như có một liên kết yếu nào đó.

6. Quy luật xúc tác: Những nhóm làm việc thành công có những cá nhân có thể thay đổi mọi thứ.

7. Quy luật tầm nhìn: Tầm nhìn giúp cho mọi thành viên có phương hướng hoạt động và sự tự tin.

8. Quy luật “con sâu làm rầu nồi canh”: Những thái độ không tốt có thể làm hỏng cả đội.

9. Quy luật về lòng tin: Những người cùng làm việc trong nhóm phải tin tuởng lẫn nhau khi làm việc.

10. Quy luật chi phí: Nhóm làm việc sẽ thất bại trong việc vươn tới tiềm lực của mình khi thất bại trong việc trả giá.

11. Quy luật ghi điểm: Nhóm có thể tạo ra những điều chỉnh khi biết rõ vị trí của mình.

12. Quy luật vị trí: Những nhóm giỏi có tầm hiểu biết rộng.

13. Quy luật nhận dạng: Những giá trị chung xác định rõ bản chất của nhóm.

14. Quy luật giao tiếp: Sự tác động lẫn nhau kích thích hoạt động tốt hơn.

15. Quy luật về sự lợi thế: Sự khác nhau giữa hai nhóm làm việc hiệu quả tương tự nhau là khả năng lãnh đạo.
Chúc bạn luôn đạt được hiệu quả cao trong công việc nhé!
Read more…

AI Video maker

pictory

Code type Ad code