Hacker bẻ mật khẩu 16 ký tự trong chưa đầy 60 phút

1:49 PM |

Trong một thử nghiệm của trang web Ars Technica, 14.800 mật mã đã bị hack thành công, bao gồm cả những mật mã có độ dài 16 ký tự.

Hacker bẻ mật khẩu 16 ký tự trong chưa đầy 60 phút
Trang web nói trên đã cung cấp cho một đội ngũ hacker khoảng 16.449 mật khẩu được mã hóa, và yêu cầu họ giải mã được càng nhiều mật khẩu càng tốt trong vòng một giờ đồng hồ. Trong khoảng thời gian này, Jens Steube, lập trình viên trưởng của phần mềm bẻ khóa oclHashcat-plus đã bẻ khóa được tới 13.486 mật khẩu, tương đương với 82%tổng số password được giao. Thậm chí, hacker này còn không cần dùng tới một mạng máy vi tính có sức mạnh khủng khiếp, mà chỉ cần một máy vi tính với 2 card đồ họa.
Ngay cả thành viên “kém cỏi” nhất của đội hacker nói trên (biệt danh radix) cũng có khả năng bẻ khóa tới 62% số lượng password được giao trong vòng một giờ, và hacker này thậm chí còn vừa bẻ khóa password vừa trả lời phỏng vấn. Vậy, lý do gì dẫn tới việc các hacker này có thể làm việc hiệu quả tới vậy?
Với các mật khẩu ngắn, các hacker chỉ cần sử dụng biện pháp brute-force (tấn công vét cạn). Đây là một phương pháp trong đó máy vi tính thử nhập vào tất cả các chuỗi có thể xây dựng được từ các ký tự, ví dụ như từ aaaaa đến ZZZZZ. Với độ dài ngắn, số lượng chuỗi ký tự có thể tạo ra là không nhiều, do đó phương háp tấn công brute-force không tốn quá nhiều thời gian. Với các mật khẩu dài hơn, các hacker cần sử dụng các biện pháp tinh vi hơn.
Một thành viên trong đội hacker này, Jeremi Gosney, thêm một vài tham số vào các tấn công brute-force của mình. Anh ta cho máy vi tính của mình đoán các mật khẩu 7 – 8 ký tự, bao gồm toàn các chữ cái viết thường (không viết hoa). Gosney cũng sử dụng các cuộc tấn công kiểu Markov: Phương pháp dựa vào các điểm giống nhau trong cấu trúc của mật khẩu (ví dụ như chữ hoa ở đầu, chữ thường ở giữa, các ký tự lạ và chữ số ở cuối cùng) để giảm thiểu số lần máy vi tính phải đoán mật khẩu.
Các hacker cũng sử dụng các cuộc tấn công dạng từ điển (dictionary attack). Tấn công dạng từ điển sẽ dò tìm mật khẩu yêu cầu từ một danh sách các từ ngữ có sẵn (gọi là một “wordlist“). Thực tế, “từ điển” (“wordlist”) trong “tấn công từ điển” lớn hơn rất nhiều lần so với một cuốn từ điển thông thường. Các wordlist mà bạn có thể tìm thấy miễn phí ở trên mạng chứa hàng triệu từ ngữ từ nhiều ngôn ngữ khác nhau, và cả những mật khẩu thông thường như “password123″.
Bất kể ai sở hữu một chiếc máy vi tính có sức mạnh tương đối và kết nối Internet đều có thể sử dụng các công cụ này – kể cả những kẻ dò mật khẩu kém cỏi nhất cũng có thể giải mã ra được khoảng 60% số mật khẩu được giao trong vòng vài giờ. Các chuyên gia dò tìm mật khẩu có thể tìm ra nhiều password hơn với tốc độ nhanh hơn. Rất nhiều mật khẩu có thể bị giải mã vì chúng đi theo những xu hướng phổ biến, do đó bạn có thể dựa vào các lời khuyên sau đây để tăng tính bảo mật cho mật khẩu của mình:
- Hãy sử dụng mật khẩu càng dài càng tốt. Mật khẩu càng dài thì càng khó bị bẻ khóa.
- Hãy sử dụng vài chữ cái viết hoa, nhất là ở phần giữa của mật khẩu. Các mật khẩu chỉ sử dụng các chữ cái viết thường và các chữ số dễ bị bẻ khóa hơn rất nhiều.
- Rất nhiều mật khẩu bắt đầu bằng chữ cái hoặc ký tự lạ và kết thúc bằng các con số. Hãy thay đổi cấu trúc này để tạo ra một mật khẩu có cấu trúc khó đoán.
Trong thời đại mà các công ty để lộ thông tin cá nhân của người dùng ngày càng nhiều, bao gồm cả những cái tên lớn như Twitter hay Sony, hãy nhớ rằng trách nhiệm bảo vệ tài khoản của bạn thuộc về bạn trước tiên.
Read more…

10 hiện tượng tôn giáo bí ẩn nhất lịch sử

11:49 PM |
Mọi tôn giáo trên thế giới đều có những câu chuyện kỳ lạ, những sự kiện và hiện tượng huyền bí dường như vượt xa các quy luật của tự nhiên


Nhiều điều kỳ lạ đều đã được giải thích trên cơ sở khoa hoc. Tuy nhiên, dù cho khoa học phát triển mạnh đến trình độ nào, vẫn còn rất nhiều sự kiện phi thường vẫn chưa thể có được câu trả lời, và niềm tin vào sự kiện huyền bí vẫn tiếp tục.
Dưới đây là một số hiện tượng bí ẩn khó giải thích nhất trong lịch sử:

1. Tấm vải liệm Turin



Tấm vải liệm Turin là một trong những di vật nổi tiếng nhất trong lịch sử. Tấm vải liệm này được cho là vật chôn cất của Chúa Jesus, và có in hình khuôn mặt của Chúa. Các nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng một vài phần của tấm vải liệm có từ thời Trung Cổ; điều đó có nghĩa là đây chỉ là giả mạo. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây, tấm vải liệm này có trong khoảng thời gian giữa năm 280 trước Công Nguyên và năm 220 sau Công Nguyên; và cũng chính là khoảng thời gian sống của Chúa.


2. Cơ thể không bị thối



Rất nhiều các vị thánh sau khi chết, cơ thể đều không những không bị thối rữa mà còn tỏa ra một mùi hương cây cỏ rất ngọt dịu, và đây được cho là dấu hiệu của sự linh thiêng. Điển hình, Thánh Bernadette Soubirous, mất năm 1879. Đến năm 1909, một vị giám mục đã khai quật xác của bà, và phát hiện rằng cơ thể của vị thánh này hoàn toàn không bị thối rữa. Hiện nay, Thánh Bernadette Soubirous đang được trưng bày tại nhà thờ St. Bernadette ở Pháp.


3. Đức Mẹ đồng trinh Maria



Năm 1988, những người dân ở quận Zeitoun (Cairo, Ai Cập) đã trông thấy hình bóng chói lòa một người phụ nữ đang đi trên mái nhà thờ. Nhiều người đã cho rằng đây chính là sự hiện diện của Đức mẹ Mary. Sự kiện này thậm chí còn được người xem chụp lại. Và đến bây giờ vẫn chưa tìm thấy bằng chứng chứng minh rằng những bức ảnh này đã được chỉnh sửa.


4. Những bức tượng biết khóc



Năm 1973, một bức tượng nhỏ trong nhà thờ Akita (Nhật Bản) đã chảy máu ngay sau khi nữ tu sĩ Agnes Sasagawa trong nhà thờ nhìn thấy sự xuất hiện của Đức Mẹ đồng trinh. Bức tượng này tiếp tục đổ mồ hôi và chảy máu trong một vài năm sau đó, và thậm chí còn được đưa trên truyền hình. Nữ tu sĩ Agnes vốn bị điếc, 10 năm sau khi được gặp Đức Mẹ đồng trinh đã hoàn toàn có thể nghe thấy được như người bình thường.
Hiện tượng kỳ lạ này không chỉ xuất hiện ở Nhật Bản. Một bức vẽ chúa Jesus tại nhà thờ ở Bethlehem (Palestine), nơi đã sinh ra Chúa, thường xuyên khóc ra máu.


5. Vết thương bí ẩn



Rất nhiều người trong hàng trăm năm qua đều khẳng định rằng họ đã được khắc dấu Chúa (dấu tựa dấu đóng đinh của Chúa mà người sùng đạo cho là hiện lên trên mình một số vị thánh). Hiện tượng này bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ của Thánh Francis (1186–1226), và kể từ đó rất nhiều các vị thánh khác đã được khắc dấu Chúa. Điển hình là trường hợp máu chảy trên bàn tay của thánh Pio (1887–1968).

6. Trạng thái lơ lửng trên không



Chuyện kể lại rằng vào những năm 1600, Thánh Joseph đã nhiều lần rơi vào trạng thái hôn mê và nằm lơ lửng trên không kể cả những lúc đông người. Ông đã trải nghiệm trạng thái này một lần ngay trước mặt Giáo hoàng Urban VIII. Chính vì vậy, nhân vật huyền bí này trở thành thần bảo hộ cho các phi công, phi hành gia, và những người khách du lịch bằng đường không nói chung. 

7. Lọ máu thần



Thánh Januarius.
Nhà thờ Napoli (Italy) có cất giấu một lọ máu từ thời thánh Januarius. Máu của thánh Januarius được một người phụ nữ có tên Eusebia giữ lại sau khi ông qua đời.
Máu trong lọ hầu như khô suốt cả năm. Tuy nhiên, vào 3 ngày: 19/9, 16/12 và ngày thứ bảy trước ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 5 (đều là những ngày tưởng niệm về cuộc đời của Thánh Januarius), máu trong lọ tự chuyển thành chất lỏng một cách bí ẩn.


8. Bức vẽ Đức Mẹ Mary



Vào năm 1531, một người nông dân có tên Juan Diego khẳng định đã trông thấy Đức Mẹ đồng trinh Mary trên một cánh đồng gần Mexico City, yêu cầu anh ta xây một nhà thờ Đức Mẹ và hái hoa trên sườn đồi.
Người đàn ông này đã làm theo lời căn dặn, hái hoa và cho vào áo khoác ngoài. Về sau, chiếc áo choàng này được phát hiện có cất giấu dấu ấn của Đức Mẹ Mary. Điều kỳ lạ là chưa một ai giải thích được bức hình trong áo được sơn hay được vẽ bằng vật liệu nào khác, bởi đến tận bây giờ, bức vẽ Đức Mẹ đồng trinh vẫn còn nguyên vẹn và không hề bị phai.


9. Sự kiện mặt trời năm 1917



Năm 1917, những đứa trẻ chăn cừu ở Fatima (Bồ Đào Nha) kể lại rằng, Đức Mẹ đồng trinh Mary đã xuất hiện và bảo với chúng rằng một sự kiện kỳ lạ sẽ xảy ra vào hôm 13/10 năm đó. Hàng ngàn người đã đến xem, và các báo đài thời điểm đó cũng đã đăng tin rất nhiều về hiện tượng này.
Vào khoảng giữa trưa của một ngày mưa, mặt trời đã xuất hiện dưới dạng một cái đĩa, và quay thẳng theo kiểu hình xoắn ốc về phía trái đất.

Đến 1930, hội nhà thờ đã chính thức công nhận sự kiện mặt trời năm 1917 là một hiện tượng linh thiêng.



10. Khải huyền



Vào năm 1981, tại một thị trấn nhỏ có tên Medjugorje, nằm ở khu vực nay thuộc Bosnia, 6 đứa trẻ được cho là đã nhìn thấy sự xuất hiện của Đức Mẹ đồng trinh Mary. Trong suốt rất nhiều năm sau đó, hàng ngày tất cả họ đều nhận được các thông điệp kỳ lạ, và cho đến bây giờ, họ đã nhận được hàng ngàn lời tiên tri.
Một trong những tiên đoán nói rằng “Có 10 điều bí mật sẽ tiết lộ được ngày tận thế”.

Năm 2010, tòa thánh Vatican đã phải mở một cuộc điều tra về chuyện này, nhưng đến thời điểm hiện tại, kết quả của cuộc điều tra vẫn chưa được công bố với dư luận.
Read more…

ĐGH Phanxicô khuyên các Linh Mục, Nữ Tu đừng dùng đồ hào nhoáng.

11:44 PM |

VATICAN CITY 6 /7/2013 .- Theo tin của thông tấn xã Reuters, hôm thứ Bảy 6 tháng 7 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngỏ lời với các Linh Mục, Nữ tu đang học ở Roma rằng Ngài đau lòng thấy các linh mục, nữ tu lái xe ô tô hào nhoáng, và Ngài khuyên các vị ấy nên chọn một cái gì đó "khiêm tốn hơn nhiều".

Như là một phần của chiến dịch làm cho Giáo Hội Công Giáo sống khắc khổ để tập trung hơn vào người nghèo, Đức Thánh Cha nói với các linh mục và nữ tu từ khắp nơi trên thế giới đến Roma học rằng điện thoại thông minh mới nhất hoặc những đồ dùng thời trang không phải là con đường đưa tới hạnh phúc.


Đức Thánh Cha nói "Thật đau lòng khi cha nhìn thấy một linh mục hay một nữ tu lái các mẫu xe mới nhất, các con không thể làm điều này được"

Rồi Ngài nói tiếp: ."Một chiếc xe là cần thiết để làm rất nhiều công việc, nhưng xin vui lòng chọn một cái khiêm tốn hơn. Nếu các con thích một chiếc xe hào nhoáng, thì chỉ cần suy nghĩ đến bao nhiêu trẻ em đang chết đói trên thế giới"


Kể từ khi trở thành Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn lối sống đơn giản, Ngài sống trong một nhà khách Vatican chứ không phải là căn hộ sang trọng dành cho các vị Giáo Hoàng.

Mới đây, Ngài cũng đã không hiện diện trong một buổi hòa nhạc cổ điển được tổ chức trong khuôn viên Tòa Thánh Vatican.

Theo thông tấn xã ANSA của Ý, chiếc xe mà Đức Giáo Hoàng đang dùng để di chuyển tại Vatican là loại xe hiệu Ford Focus. Đây là loại xe bé, rẻ tiền nhất và ít tốn hao xăng nhất do hãng Ford tại Hoa Kỳ chế tạo. 


Chính lối sống đơn giản, nghèo khó của Đức Thánh Cha Phanxciô mà giới quan sát tại Vatican bình luận rằng ĐGH Phanxicô đang làm một cuộc cách mạng tại Vatican.






Thiên Kim
Read more…

Lời mẹ dặn - Bài thơ nổi tiếng của Phùng Quán

12:28 AM |


2013/04/12




Yêu ai thì bảo là yêu
Ghét ai thì bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không đổi yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không đổi ghét thành yêu

Tôi nguyện làm một người
Đi rêu rao sự thật
Tôi nguyện làm người cô đơn
Bên cạnh cuộc đời gian trá
Đường mật công danh
Không làm tôi ngọt lưỡi
Sấm vang trên đầu
Không xô ngã được tôi
Giấy bút của tôi
Ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao
Viết văn trên đá ….




















Trọn bài "Lời mẹ dặn"

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn,

Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn,
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi –
trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.

- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
- Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc cứ khóc.

Yêu ai cứ bảo là yeu
Ghét ai cứ bảo là ghét.
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu.

Từ đấy người lớn hỏi tôi:
- Bé ơi, bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật.

Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không! Những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giấy trắng tuyệt vời,
In lên vết son đỏ chói.

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thủa lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đó.

Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yeu
Ghét ai cứ bảo là ghét.
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu.

Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Chân thật chọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá.

1957
Thơ: PHÙNG QUÁN
Nhạc: HOÀNG THANH TÂM
Trình bày: DIỄM CHI
http://hoangthanhtam.co.cc




Phùng Quán sinh tháng 1 năm 1932, tại xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân, sau đó ông tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV, đoàn Văn công Liên khu IV. Đầu năm 1954, ông làm việc tại Cơ quan sinh hoạt Văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt nam.
Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1955. Không lâu sau đó, Phùng Quán tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Khi phong trào này bị đàn áp Phùng Quán bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi.
Cho tới trước thời gian đổi mới không một tác phẩm nào của Phùng Quán được xuất bản. Mãi tới năm 1988, cuốn tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của ông mới được xuất bản và nhận giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam hai năm sau đó.
Phùng Quán không nổi tiếng từ các tác phẩm văn xuôi mà các bài thơ ông sáng tác trước đó mới thật sự đưa ông lên đỉnh vinh quang của sự nghiệp cầm bút. Thơ ông khắc khoải một niềm đau của người trí thức trước những nhố nhăng của chế độ. Từ tham nhũng tiền bạc đến tham nhũng vị trí quyền lực. Từ ăn cắp, đến giết người nhằm củng cố chiếc ghế và quyền uy. Phùng Quán lên tiếng mạnh mẽ bằng những lời thơ đầy huyết lệ.
Thơ Phùng Quán không làm dáng. Ông viết trực diện, khoét sâu, đập mạnh, và vỗ mặt những vấn đề xã hội đang rên xiết. Ông tuyên chiến với hệ thống văn tự nhà nước khi người cầm cương văn hóa hèn nhát lại cố hết sức thúc ép người khác hèn theo. Sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm làm ông nổi tiếng và cũng làm ông kiệt sức. Có điều là, sức càng yếu ông làm thơ càng mạnh. Hình như thơ là liều thuốc duy nhất nuôi dưỡng ông trong cái không khí đậm đặc khủng hoảng niềm tin trong giới văn nghệ sĩ miền Bắc. Phùng Quán viết những bài thơ hoen đẫm mồ hôi của cật lực và mặn chát nước mắt uất ức của kẻ sĩ Bắc Hà.

Thơ Phùng Quán nếu được đọc trong không khí yên ắng của một ban mai êm đềm sẽ bật ra nhiều điều mà khi ồn ào người đọc khó nhận ra. Những mượt mà thi ca ẩn dấu phía sau cái trần trụi khô khốc của ngôn ngữ. Đôi khi Phùng Quán tin tưởng một cách thực thà vào người nữ. Một cách nào đó, ông ôm ấp niềm tin cuối cùng vào người mà ông gọi là “em” người xứng đáng được ông cậy trông vẫn chỉ là “em”, tiếng em muôn thuở của thi ca:

Tôi ngã nhào trước ngõ nhà em
Ngã chúi mặt…
Miệng môi tôi đầy cát!
Nhưng tôi không buồn rửa mặt
Tôi muốn đi thẳng vào nhà em
Như bao nhiêu lần khác
Ngồi xuống và tôi đọc câu thơ
Câu đầu tiên
Cũng là câu cuối cùng
Tôi đã bị dối lừa…
Ông tái tê thú nhận mình bị lừa trong cái đêm trăng xanh xao đầy thơ mà ông được nàng thủ thỉ như một bức tranh thời Phục Hưng. Đẹp mờ ảo trong bối cảnh hoàng cung mộng mị. Phùng Quán viết về một sự lừa mị điếng người đến khi quay lại với thực tế thì ông phát hiện ra rằng việc lừa dối này xảy ra hàng ngày trên cái hoàng cung mà ông trọng vọng thiết tha.

… Em dắt tôi đi
Trên con đường lát những phiến trăng xanh
Ôi những phiến trăng có mùi hoa sứ
Em nói với tôi
Đây là con đường Trung lộ
Xưa chỉ có vua đi
Và đêm nay anh đi…
Trong khoảnh khắc ấy
Tôi bỗng thèm tự sát
Để vĩnh viễn
Thành Thơ
Thành Đá
Thành Trăng
………
Ôi, còn có nỗi thống khổ nào hơn
Tình cờ tôi chợt hiểu
Một tháng có nhiều đêm trăng
Và thời buổi ngày nay
Vào Hoàng Cung là chuyện quá dễ dàng
Cả con bò con heo cũng đi trên Trung lộ…
Những gì em nói với tôi hôm đó
Em đã nói với nhiều người…
Ôi, những câu thơ này nó vượt quá sức tôi
Tôi không thể cất lên được thành lời
Nếu miệng môi tôi không đầy cát
Nhưng tôi vẫn không vào nhà em
Tôi quay về
Tôi khóc
Tôi khóc niềm tin yêu nát tan
Tôi khóc ngai vàng mộng tưởng
Tôi khóc Trăng-Hoàng-Cung bị lấm bẩn
Tôi khóc không biết lấy gì để gột sạch Trăng…

Bài thơ có tên “Tôi Khóc” trong thi tập “Trăng Hoàng Cung” mà chúng ta vừa nghe không mang phong cách của Phùng Quán. Bài thơ này biệt lập hẳn những gì mà người đọc thơ ông nhiều năm biết đến. Những giọt nước mắt của Phùng Quán sao mà thơ ngây đến vậy, nó khiến người đọc thơ ông cảm hoài và xao xuyến với ông trong nỗi mất mát niềm tin, niềm tin của một thi nhân yêu đến đớn đau cái đẹp nay đã thành cổ tích.
Thế nhưng Phùng Quán không phải lúc nào cũng dễ khóc như thế! Ông chỉ khóc khi cái đẹp bị đánh cắp, còn những cái khác mà ông bị cướp thì ông phản ứng lại khác hơn nhiều.
Cuộc đời ông là một sâu chuỗi đau đớn từ thể xác tới tâm hồn. Ông bị trù dập, bị khinh bỉ, bị xua đuổi khỏi cuộc sống. Đối với nhà nước ông bị liệt vào thành phần phản động, khó thể dung tha. Đối với thơ văn ông bị tẩy chay không được in ấn. Thế mà ông vẫn kiên cường ưỡn ngực trước mọi thế lực. Một mình, một bài thơ, để rồi trở thành một biểu tượng. Bài thơ tiêu biểu của ông mang tựa “Lời mẹ dặn” nay đã trở thành bất hủ.

Lời mẹ dặn

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi
trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.


- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
………
Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

Những câu này trực tiếp nhắm vào Hồ Chí Minh và nhắm vào giáo dục miền Bắc tức là không ai yêu Hồ Chí Minh cả nhưng mà từ nhỏ tới lớn mọi người được dạy là ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng? 
Dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu
Hình ảnh dùng dao viết văn lên đá mà Phùng Quán đưa ra thật bi tráng, đẹp và gân guốc đến rợn người.
Rất nhiều người cảm nhận bài thơ này qua cách nghĩ: Phùng Quán tha thiết đến sự thẳng thắn trong mọi tình huống giữa cuộc đời này. Thế nhưng đối với dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu thì bài thơ mang đậm tính phản kháng, trực tiếp chạm đến một nhân vật mà ai cũng biết, đó là chủ tịch Hồ Chí Minh, ông nhận xét:
"Bài Lời Mẹ Dặn nó có một ý nghĩa lớn. Đối với Phùng Quán, với tôi và rất nhiều người bởi vì bài thơ ấy ông viết năm 25 tuổi thôi nhưng anh đã nói những điều đại kỵ đối với miền Bắc trong ấy có bốn câu “Yêu ai cứ bảo là yêu ghét ai cứ bảo là ghét. Dù ai ngon ngọt nuông chiều cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết cũng không nói ghét thành yêu”.
Những câu này trực tiếp nhắm vào Hồ Chí Minh và nhắm vào giáo dục miền Bắc tức là không ai yêu Hồ Chí Minh cả nhưng mà từ nhỏ tới lớn mọi người được dạy là ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng? Cái câu của Phùng Quán bảo “Yêu ai cứ bảo là yêu ghét ai cứ bảo là ghét là câu chạm nọc họ kinh khủng lắm.
Cho nên đến năm 1995 thì họ muốn xoa dịu những người trong Nhân Văn Giai Phẩm, họ hứa in cho mỗi người một tập thơ và 5 triệu tiền nhuận bút thế nhưng họ bảo với Phùng Quán là phải bỏ bài thơ “Lời Mẹ Dặn” ra, Phùng Quán nhất định không chịu và sau khi ông chết họ mới chịu in cho ông tập thơ này."
Bài thơ mang tên “Tôi chỉ viết trên giấy có kẻ giòng” là một tuyệt tác khác của ông. Khái niệm ngay thẳng được ông áp dụng trên từng trang giấy. Thẳng và sạch trước khi nói đến chuyện viết từng con chữ xuống trang giấy trắng tinh. Giấy kẻ giòng là một cách nói nhưng ông thuyết phục được người đọc về thái độ nghiêm cẩn gìn giữ những điều mà ông cho là chân lý đối với một nhà văn, nhất là nhà văn trong thời đại đầy hàng giả, chỉ sống còn khi biết tâng bốc và cúi đầu.

Tôi chỉ viết trên giấy có kẻ giòng

Là nhà văn
Tôi đã viết suốt ba mươi năm
Là chiến sĩ
Tôi là xạ thủ cấp kiện tướng trung đoàn
Tôi có thể viết như bắn
Trên giấy không kẻ giòng
Nhưng tôi vẫn viết trên giấy có kẻ giòng
Như cái thưở vỡ lòng tập viết
Với nhiều người
Giấy không kẻ giòng dễ viết đẹp
Nhưng với tôi
Không có gì đẹp hơn
Viết ngay và viết thẳng.
Là nhà văn
Tôi yêu tha thiết
Sự ngay thẳng tột cùng
Ngay thẳng thủy chung
Của mỗi giòng chữ viết.
Nhưng là nhà văn và xạ thủ
Tôi biết
Khó vô cùng bắn trăm phát trúng cả trăm
Và càng khó hơn
Viết trọn một đời văn
Giòng đầu thẳng ngay như giòng cuối
Khi bàn tay đã đuối
Khi tấm lòng đã mỏi
Khi con mắt bớt trong
Khi dũng khí đã nguội 

Phùng Quán cũng nổi tiếng với bài “Chống tham ô lãng phí” bài thơ được đọc lại vào đầu năm 2011 sao mà cứ tưởng tác giả vừa mới sáng tác hôm qua!

Chống tham ô lãng phí

Tôi đã đi qua
Những xóm làng chiến tranh vừa chấm dứt
Tôi đã gặp
Những bà mẹ quấn giẻ rách
Da đen như củi cháy giữa rừng
Kéo dây thép gai tay máu ròng ròng
Bới đồn giặc, trồng ngô trỉa lúa…
……..
Như công nhân
Tôi quyết đúc thơ thành đạn
Bắn vào tim những kẻ làm càn
Vào lũ người tiêu máu của dân
Như tiêu giấy bạc giả!
Các đồng chí ơi
Tôi không nói quá
Về Nam Định mà xem
“Đài xem lễ” họ cao hứng dựng lên
Nửa chừng bỏ dở
Mười một triệu đồng dầm mưa giãi gió
Mồ hôi máu đỏ mốc rêu
Những con chó sói quan liêu
Nhe răng cắn rứt thịt da cách mạng!
Nghe gió mùa đông thâu đêm suốt sáng
Nhớ “Đài xem lễ” tôi xót bao nhiêu
Đất nước đêm nay không đếm hết người nghèo
Thiếu cơm thiếu áo 

Phùng Quán lúc ấy rất lo âu nói với tôi rằng làm thế nào một nhà thơ lại có cùng tiếng nói với công an được?
Dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu
Dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu nguyên trưởng ban tu thư Đại học Vạn Hạnh đã có duyên với nhà thơ Phùng Quán từ trước năm 1975 khi những tác phẩm dịch từ tác giả Boris Pasternak của ông được in ra và Phùng Quán biết đến từ khi còn ở miền Bắc. Sau đó Phùng Quán vào Nam tìm ông nhưng ông đã sang Mỹ. Năm 1992 và 1995 hai người gặp nhau tại Hà Nội do thư từ liên lạc. Dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu kể lần gặp mặt sau cùng này:
"Ngày mùng 9 tháng 1 năm 1995, cái ngày tôi đi hôm trước đó tức là ngày mùng 8 tháng 1 tôi có làm photo copy những bài thơ mới của Phùng Quán. Khi đi qua đường thì anh ấy dừng lại giữa đường và anh ấy nhìn xuống Hồ Tây thố lộ với tôi một điều mà tôi rất kinh hoàng, tuy nhiên ngược lại cũng rất là mừng khi anh ấy mất.
Điều anh nói như thế này: Anh ấy có một thằng con tên là Phùng Quân nó nghiện ngập và dính líu vào một vụ án mạng. Công an họ bắt và ngay trước Tết thì họ thả ra cho nó ăn Tết nhưng họ gọi Phùng Quán lên giao, Ông cục trưởng công an là tướng Phạm Chuyên gặp Phùng Quán và nói rằng sau khi con của Phùng Quán về nhà ăn Tết sẽ gặp lại nhà thơ sau Tết và mong rằng lúc đó nhà thơ và công an sẽ nói chung một tiếng nói! Phùng Quán lúc ấy rất lo âu nói với tôi rằng làm thế nào một nhà thơ lại có cùng tiếng nói với công an được?
Sau khi tôi đi có mấy ngày thì Phùng Quán mất, ngày 21 tháng 1 năm 1995 anh ấy mất. Mặc dù rất là buồn nhưng tôi cũng rất mừng vì anh ấy thoát nạn đối phó với công an."
……

Theo RFA
Read more…

Mẫu tử tình thâm

12:18 AM |


2012/06/01

Bài hát ru con của người Hòa Ninh

Mẫu tử tình thâm
công thầy nghĩa mẹ
đừng tiếng tăm nặng lời
đừng lớn tiếng cả hơi
cải mẹ thầy sao nên
cải mẹ thầy sao phải?

Thế tình ai nấy
thương lấy cội thung huyên. (1)
Công cù lao ai đền
nghĩa sinh thành ai trả.

Khi nhai cơm trún nước
đường mẫu tử tình thâm
thầy đói rách nợ nần
mẹ đói rách nợ nần
cũng vì con thơ ấu.

Mẫu tử chi mẫu
đường tác hữu vô thân
ở có thủy có chung
được mẫu từ tử hiếu.

Công mẹ thầy định liệu
đường cúc dục trưởng thành
con lên một lên hai
thầy ấp yêu bồng bế
mẹ ấp yêu bồng bế.

Con lên ba lên bốn
con bú mớm chẳng rời
sáu bảy tuổi nhởn chơi
chín mười con khun nậy. (2)

Con khun con nậy
thầy cũng chưa được cậy
mẹ râng (3) đáng phải lo
của thầy mẹ sắm cho
đứa sắm khăn sắm yếm
đứa sắm quần sắm áo.

Lên mười lăm mười tám
con ăn học dồi mài
sang hâm mốt hâm hai
lo gia thất chồng vợ
lo cựa nhà nội trợ.

Chốn hoa đào rực rỡ
thầy tưởng sự đêm ngày
mẹ tưởng sự đêm ngày
được dâu hiền rể thảo.

Sách thánh hiền là đạo
nào đại xá từ bi
con lỗi lầm điều xi
xin mẹ thầy xá quá.

Trong sách có kể
chữ bất khả luận tài
dặn anh cả chị hai
nay dù phận thất gia
vẫn thương chút mẹ cha
cùng thương đàn em út.

Thương đàn em út
phải nhắc nhở phen đòi
rứa mới được hẳn hoi
để truyền tôn kế tử

Đôi ba ngành thục nữ
sáu bảy kẻ nam nhi
thầy nỏ được nhờ xi
mẹ nỏ được nhờ xi
trả công ơn cho đáng.

Khi mẹ thầy định soạn
xin ai nấy xen vào
thầy mẹ tuổi tác cao
đừng tiếng tăm nặng nhẹ
đừng bấc chì nặng nhẹ.

Con ở gần thầy mẹ
phải xây đắp vun trồng
vợ dại đã có chồng
phải vào ra thăm viếng
năng đi về thăm viếng.

Khi đồng hàng quà bánh
khi bún sốt lòng tươi
phải chăm sóc lấy người
kẻo sau người bách tuế.

Mai sau người bách tuế
là cây cổi là vàng
lá rụng về đại ngàn
người còn đâu mà tìm
còn tìm mà răng được?

Khi trà dâng rượu rót
khi lệ nhỏ gối quỳ
thầy nỏ ăn được xi
mẹ cũng nỏ ăn xi
thấy những ruồi với kiến.

Khi hương hoa tưởng niệm
thầy không đoái không hoài
mẹ cũng chẳng đoái hoài
ai sống được không sai
được mẫu từ tử hiếu.


Chú thích:

1/ Thung huyên = cha mẹ.
2/ Khun nậy = khôn lớn.
3/ râng = còn
Read more…

AI Video maker

pictory

Code type Ad code